Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Ở tỉnh ta, nói đến chè cây cao là người ta tin rằng đó là chè Tủa Chùa. Nhưng ít người biết, chè cây cao đã gắn bó với người dân ở Can Hồ thuộc bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà hơn 13 năm qua.
Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.
Đối với đồng bào vùng cao, việc kiên trì chăm sóc, bảo vệ một loại cây công nghiệp dài ngày không phải là cây trồng truyền thống lại là loại cây không dễ trồng như chè cây cao quả là điều hiếm thấy.
Nhưng chính sự kiên trì ấy của các hộ dân ở Can Hồ, giờ cây chè đã cho hiệu quả bước đầu. Anh Kháng A Dìa, người dân ở Can Hồ cho biết: Nhóm chúng tôi có 9 hộ gia đình ở Can Hồ thì cả 9 hộ đều tham gia trồng chè. Gia đình nào ít thì cũng trồng hơn 500 cây; gia đình nhiều thì hơn 1.000 cây.
Đầu năm 2014, Công ty chè Phan Nhất đã đầu tư máy sơ chế chè tại chỗ và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cây cao cho người dân Can Hồ. Các hộ gia đình còn được hướng dẫn kỹ thuật thu hái, sơ chế để thành phẩm chè đảm bảo các yêu cầu về chất lượng tương tự như chè được thu hái ở Tủa Chùa.
Hiện nay, chè cây cao ở Can Hồ sau khi sơ chế, được đơn vị thu mua ngay tại nhà với giá thành 100.000 đồng/kg. Anh Kháng A Sình người dân nhóm bản Can Hồ chia sẻ: Diện tích chè cây cao đầu tiên ở Can Hồ được trồng vào năm 2001.
Vài năm trở lại đây, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, người dân Can Hồ tiếp tục được đầu tư cây giống để mở rộng diện tích. Tính đến nay, diện tích trồng chè cây cao ở Can Hồ đã được nâng lên hơn 3ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, chè cây cao phát triển tốt trên đồng đất Can Hồ.
Ông Lý Pháng Sinh, Chủ tịch UBND xã Hừa Ngài tâm sự, có thể nói, chè cây cao hiện nay được coi là loại cây công nghiệp dài ngày mũi nhọn, cây xóa đói, giảm nghèo ở Can Hồ. Đất không phụ công người, kiên trì bám trụ với chè cây cao, giờ đây người dân ở Can Hồ, bản Há Là Chủ B đã được nếm vị ngọt.
Tuy rằng nguồn thu nhập từ chè cây cao chưa thể giúp các hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo trong một sớm, một chiều; nhưng giờ đây, chè sau khi thu hái đã được bao tiêu và có đầu ra ổn định. Người dân Can Hồ vẫn phải trồng ngô, trồng lúa ở những diện tích nương xa nhà nhiều giờ đi bộ, nhường diện tích gần nhà cho cây chè.
Nhưng tin rằng trong tương lai không xa, vị ngọt của chè cây cao ở Can Hồ sẽ tăng lên bội phần, khi mà thu nhập từ chè cũng được nâng lên. Và khi đó, những mái nhà tranh ở Can Hồ sẽ được thay thế; cuộc sống của người dân nơi đây cũng bớt đi khó khăn, nhọc nhằn.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây nửa tháng, thanh long Bình Thuận loại ngon bán tại các chợ có giá 35.000-40.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 10.000 đồng/kg đổ đống bán khắp vỉa hè Hà Nội.

Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi nên trong năm 2014 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Đồng Tháp giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, năm qua ngành thú y đã kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm; lở mồm long móng (LMLM), tai xanh trên gia súc.

Vườn ươm có diện tích 5.000 m2, trồng 8 giống cỏ chất lượng cao: cỏ Mulato 2 (gieo hạt và trồng hom); cỏ Hamin trồng hom; cỏ VA06 trồng hom; cỏ Mombasa gieo hạt; cỏ Stylo gieo hạt; cỏ Ghinê K280 trồng hom; cỏ Cao lương gieo hạt... Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, các loại cỏ giống ở đây đã sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì nhờ tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ ngày 26 - 31/12, toàn tỉnh Đắk Nông không còn trâu, bò, gia cầm mới mắc bệnh. Về cơ bản, ngành chức năng và các địa phương đã khống chế được các loại dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Chỉ vào đàn gà gần 500 con hơn 2 tháng tuổi đang phát triển tốt, anh Tân cười tươi nói: “Đàn gà này nếu phát triển bình thường thì hơn 1 tháng nữa là có thể bán được, con lớn cũng trên 2kg. Thời điểm đó, cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, gà hút hàng, giá sẽ tăng mạnh. Năm nào cũng vậy, tôi canh ngay đợt Tết để xuất chuồng, bán được giá cao”.