Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao
Ngày đăng: 05/08/2014

Ở tỉnh ta, nói đến chè cây cao là người ta tin rằng đó là chè Tủa Chùa. Nhưng ít người biết, chè cây cao đã gắn bó với người dân ở Can Hồ thuộc bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà hơn 13 năm qua.

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

Đối với đồng bào vùng cao, việc kiên trì chăm sóc, bảo vệ một loại cây công nghiệp dài ngày không phải là cây trồng truyền thống lại là loại cây không dễ trồng như chè cây cao quả là điều hiếm thấy.

Nhưng chính sự kiên trì ấy của các hộ dân ở Can Hồ, giờ cây chè đã cho hiệu quả bước đầu. Anh Kháng A Dìa, người dân ở Can Hồ cho biết: Nhóm chúng tôi có 9 hộ gia đình ở Can Hồ thì cả 9 hộ đều tham gia trồng chè. Gia đình nào ít thì cũng trồng hơn 500 cây; gia đình nhiều thì hơn 1.000 cây.

Đầu năm 2014, Công ty chè Phan Nhất đã đầu tư máy sơ chế chè tại chỗ và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cây cao cho người dân Can Hồ. Các hộ gia đình còn được hướng dẫn kỹ thuật thu hái, sơ chế để thành phẩm chè đảm bảo các yêu cầu về chất lượng tương tự như chè được thu hái ở Tủa Chùa.

Hiện nay, chè cây cao ở Can Hồ sau khi sơ chế, được đơn vị thu mua ngay tại nhà với giá thành 100.000 đồng/kg. Anh Kháng A Sình người dân nhóm bản Can Hồ chia sẻ: Diện tích chè cây cao đầu tiên ở Can Hồ được trồng vào năm 2001.

Vài năm trở lại đây, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, người dân Can Hồ tiếp tục được đầu tư cây giống để mở rộng diện tích. Tính đến nay, diện tích trồng chè cây cao ở Can Hồ đã được nâng lên hơn 3ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, chè cây cao phát triển tốt trên đồng đất Can Hồ.

Ông Lý Pháng Sinh, Chủ tịch UBND xã Hừa Ngài tâm sự, có thể nói, chè cây cao hiện nay được coi là loại cây công nghiệp dài ngày mũi nhọn, cây xóa đói, giảm nghèo ở Can Hồ. Đất không phụ công người, kiên trì bám trụ với chè cây cao, giờ đây người dân ở Can Hồ, bản Há Là Chủ B đã được nếm vị ngọt.

Tuy rằng nguồn thu nhập từ chè cây cao chưa thể giúp các hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo trong một sớm, một chiều; nhưng giờ đây, chè sau khi thu hái đã được bao tiêu và có đầu ra ổn định. Người dân Can Hồ vẫn phải trồng ngô, trồng lúa ở những diện tích nương xa nhà nhiều giờ đi bộ, nhường diện tích gần nhà cho cây chè.

Nhưng tin rằng trong tương lai không xa, vị ngọt của chè cây cao ở Can Hồ sẽ tăng lên bội phần, khi mà thu nhập từ chè cũng được nâng lên. Và khi đó, những mái nhà tranh ở Can Hồ sẽ được thay thế; cuộc sống của người dân nơi đây cũng bớt đi khó khăn, nhọc nhằn.


Có thể bạn quan tâm

“Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt “Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

09/07/2014
Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.

09/07/2014
Thài Phìn Tủng Trồng Xen Canh Đậu Tương Trên Đất Ngô Kém Hiệu Quả Thài Phìn Tủng Trồng Xen Canh Đậu Tương Trên Đất Ngô Kém Hiệu Quả

Đậu tương là một loại cây trồng quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người dân và một phần làm hàng hóa. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa quen với việc chuyển đổi trồng đậu tương trên đất ngô kém hiệu quả trong vụ Xuân - hè bởi lẽ loại cây này chỉ được trồng vào vụ Hè - thu.

09/07/2014
Nuôi Cá Chim Vây Vàng Mô Hình Thử Nghiệm Thành Công Ở Phú Quý Nuôi Cá Chim Vây Vàng Mô Hình Thử Nghiệm Thành Công Ở Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý từ lâu đã có truyền thống nuôi thủy sản bằng lồng bè, chủ yếu là các loại hải đặc sản như cá giò, tôm hùm và cá mú... Nhưng thời điểm hiện nay do tình trạng dịch bệnh cùng với sức mua giảm nên ngày càng tạo áp lực cho bà con nuôi trồng thủy sản tại vùng đảo.

09/07/2014
Trồng Sen Dễ Bán, Lãi Khá Trồng Sen Dễ Bán, Lãi Khá

Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.

09/07/2014