Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người dân bức xúc về nạn cắt trộm tiêu

Người dân bức xúc về nạn cắt trộm tiêu
Ngày đăng: 22/06/2015

Chỉ sau vài đêm, hàng trăm trụ tiêu đang trong tuổi cho thu hoạch của người dân ở khu vực ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường bỗng dưng bị cắt trụi đến tận gốc. Nhiều trụ tiêu cao hàng chục mét cũng bị kẻ trộm kéo xuống cắt hom, bất chấp bao công khó nhọc của người nông dân. Ông Nguyễn Văn Giảng, ngụ tại ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường cho biết: “Chúng tôi chăm sóc cực khổ lắm, bao nhiêu năm nay mới được bụi tiêu, bây giờ nó cắt trộm rất nhiều. Chúng tôi rất bức xúc mà không biết phải làm như thế nào, chỉ trông chờ vào chính quyền can thiệp…”.

Không chỉ xảy ra tình trạng cắt trộm dây tiêu, bọn trộm còn lấy cả những hom tiêu giống của những vườn mới trồng để mang đi bán. Ông Dương Văn Phan, ngụ tại ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường nói: “Mấy năm nay giá hồ tiêu lên cao, bà con chúng tôi ở đây tự ươm giống từ nhà ra trồng, nay nó đến cắt trộm hết rồi. Thậm chí, ngay cả cây gòn làm trụ cho dây tiêu cũng bị nó chặt mất”.

Bà con nông dân nơi đây cho biết, những bụi tiêu bị cắt phá như vậy thì phải mất đến 3 năm sau cây mới có thể phục hồi như cũ, hoặc bị chết do cắt sát gốc. Để đối phó với nạn cắt trộm dây tiêu, nhiều ngày qua, các hộ trồng tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc phải túc trực tại rẫy. Thậm chí, có những hộ phải tăng cường thêm chó hoặc kéo đèn điện chiếu sáng ra vườn để giữ tiêu.

Anh Trần Đại Nghĩa, cùng ngụ tại ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường cho biết: “Do giá tiêu giống cao hơn mọi năm nên ăn trộm rất nhiều. Bây giờ dây tiêu đang cho thu bói bị nó cắt trộm, nên phải mất hai, ba năm sau mình mới có thể thu, nhiều cây sẽ hư luôn”.

Qua tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết, mấy năm gần đây, do giá hạt hồ tiêu tăng cao, nên nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác loại cây trồng này, nhu cầu sử dụng tiêu giống rất lớn, dẫn đến giá cả cũng tăng đột biến. Hiện nay, một hom tiêu giống Vĩnh Linh loại tốt có giá 20 ngàn đồng/hom; tiêu Phú Quốc khoảng 30 ngàn đồng/hom. Rất nhiều thương lái khắp nơi tìm đến huyện Xuân Lộc để đặt mua tiêu giống nhưng vẫn không đủ nhu cầu. Trước tình hình này, bọn xấu đã bất chấp những thiệt hại của người nông dân, thực hiện hành vi phá hoại của mình để kiếm lợi. Bà con nông dân nơi đây mong các ngành chức năng sớm vào cuộc điều tra và có biện pháp trừng trị thích đáng.


Có thể bạn quan tâm

Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

26/08/2015
Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.

26/08/2015
Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 62.000 ha. Từ tập quán nuôi tôm truyền thống đến nay người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi có hiệu quả hơn.

26/08/2015
Gà lông xù thú cưng mới Gà lông xù thú cưng mới

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.

26/08/2015
Nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp Nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp

Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.

26/08/2015