Người Chăn Nuôi Trong Nước Không Dùng Chất Cấm

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.
Ông Đinh Sỹ Chung ở xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) có trại gà công nghiệp đẻ trứng với 50.000 con cho biết, bây giờ chăn nuôi trang trại lớn chủ yếu là phòng bệnh, ít khi phải dùng thuốc trị bệnh.
“Nếu có phải dùng thuốc trị bệnh thì các trang trại lớn như chúng tôi thường dùng các loại thuốc được phép sử dụng, còn chất kháng sinh cloramphenicol theo tôi được biết thì loại chất này đã bị cấm khoảng 5 năm nay” - ông nói.
Theo ông Chung, hiện nay, đối với bệnh tiêu chảy ở gà, lợn có rất nhiều loại thuốc thế hệ mới, giá cả cũng phải chăng và các chất kháng sinh trong các loại thuốc này chỉ tồn dư từ 3-5 ngày như amoxicillin và nhiều loại thuốc khác.
Ông Nguyễn Văn Thắm ở thôn Dưỡng Thọ, xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam), hiện đang nuôi gần 4.000 con gà Móng (gà Sách đỏ), trong đó khoảng 3.000 gà đẻ trứng ấp dùng để nhân giống. Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi gà đẻ nhân giống bảo tồn nguồn gen là chính, nên không thể sử dụng kháng sinh, chứ nói gì đến kháng sinh CAP. Bởi con gà đẻ cũng như “bà chửa” vậy, dùng kháng sinh là hỏng ngay. Hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh thay thế tốt được phép sử dụng nên chúng tôi chẳng dại gì dùng loại kháng sinh độc hại đã bị cấm này”- ông Thắm cho biết.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Bộ NNPTNT đã đưa chất kháng sinh cloramphenicol vào danh mục cấm. TS Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Người chăn nuôi trong nước ý thức rõ được những hệ lụy và hậu quả từ việc sử dụng các chất kháng sinh đã bị cấm.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.

Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.

Mặc dù có những bước phát triển tích cực trong khai thác thủy sản, song ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng số lượng lớn tàu cá công suất nhỏ và cả tàu cá công suất lớn tập trung khai thác thủy sản trái phép ở vùng ven bờ, sử dụng các ngư cụ, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, môi trường bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.

Mỗi lứa, gia đình anh Trần Văn Thơ, ở xóm Cổ Rùa, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) nuôi từ 6.000 đến 8.000 con gà, nguồn giống được lấy từ các trại sản xuất, kinh doanh giống trong tỉnh Thái Nguyên.

Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.