Người Chăn Nuôi Tích Cực Chuẩn Bị Hàng Phục Vụ Tết

Thời gian này, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT thì tổng đàn gia súc toàn tỉnh đang tăng nhanh, đến cuối tháng 11 có 204.642 con, trong đó, đàn trâu: 7.720 con, bò: 24.837 con, heo: 163.370 con, dê; 8.715 con. Riêng đàn gia cầm, toàn tỉnh hiện có gần 1,3 triệu con.
Để đảm bảo cho việc chăn nuôi được an toàn, không xảy ra dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo người dân nêu cao ý thức phòng bệnh, đặc biệt là việc chuẩn bị con giống, chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tiêm phòng đủ các mũi vắc xin, bổ sung nguồn thức ăn tinh cho đàn vật nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/nguoi-chan-nuoi-tich-cuc-chuan-bi-hang-phuc-vu-tet-36274.html
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

Thời điểm này, người chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) đang tích cực chuẩn bị đàn gà bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

Mỗi tháng, một sào muồng trâu cho thu hoạch 3 tạ lá tươi trị giá 1,2 triệu đồng. Với hiệu quả này, hiện nay nhiều hộ dân ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tận dụng bờ bãi hoang, chuyển đổi diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng muồng trâu.