Người Chăn Nuôi Gà Gồng Mình Vì Giá Cám Tăng Cao

Thời gian gần đây, giá cả các loại cám gà biến động đã khiến các hộ chăn nuôi ở huyệnYên Thế (Bắc Giang) lo lắng.
"Bão" giá
Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.
Không riêng chị Hoàn mà hầu hết các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế đều than phiền vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi giá gà lại "giậm chân tại chỗ", thậm chí sụt giảm nên đã ảnh hưởng lớn tới thu nhập và việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Được biết, hiện nay, giá gà lông giống Mía lai ở mức 48 nghìn đồng/kg, gà Ri lai từ 50-52 nghìn đồng/kg, giảm 6-8 nghìn đồng/kg so với tháng trước. Thế nhưng, từ đầu năm 2011 đến nay, giá cám gà đã tăng 6 lần, mỗi lần giao động từ 5-7%, có thời điểm tăng 10%. Hiện mỗi 1kg cám gà có giá từ 12-13 nghìn đồng, tùy loại.
Ông Phạm Công Vân, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế băn khoăn: "Thực tế qua khảo sát giá ngô hạt và nguyên liệu khác để sản xuất cám gà rất rẻ, nhưng thức ăn chăn nuôi lại tăng liên tục, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đây là vấn đề ngoài tầm kiểm soát của huyện".
Tình trạng giá thức ăn chăn nuôi liên tục "leo thang" đang là gánh nặng đè lên đôi vai các hộ nuôi gà ở Yên Thế. Với số lượng tổng đàn gà xấp xỉ 4,5 triệu con như hiện nay, mỗi ngày các hộ chăn nuôi sẽ phải trả thêm một khoản tiền lớn trước sự chênh lệch về giá cám so với những năm trước. Theo các hộ chăn nuôi, với giá cám và giá gà hiện tại, họ không có lãi, thậm chí lỗ.
Tìm cách hạ giá "đầu vào"
Trước tình hình giá cám tăng cao, Ban Chỉ đạo sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế khuyến cáo các hộ nuôi gà nên sử dụng thêm thức ăn có sẵn ở địa phương như cám gạo, ngô, sắn và các loại phụ phẩm để phối trộn nhằm giảm chi phí đầu vào. Hộ anh Nguyễn Văn Đạt ở thôn La Thành, xã Tiến Thắng hiện nuôi gần 2 nghìn con gà. Từ khi giá cám tăng, anh đã trực tiếp đi mua ngô hạt, sắn về nghiền tại nhà. Để bảo đảm nguồn thức ăn đủ thành phần dinh dưỡng, anh mua thêm cám đậm đặc về trộn lẫn, nhờ đó chi phí cho tiền cám mỗi ngày đã giảm tới 25- 30%.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng cho biết: Hiện trên địa bàn xã, các hộ chăn nuôi gà đã tăng cường sử dụng thức ăn phối trộn giữa cám đậm đặc với các loại nông sản khác. Tuy giá gà rẻ, nhưng xã vẫn duy trì được quy mô chăn nuôi ổn định với số lượng 210 nghìn con. Người chăn nuôi hy vọng vào dịp gần Tết giá gà sẽ tăng trở lại.
Ngoài giải pháp trên, nhiều hộ đề xuất các cơ quan chức năng của huyện Yên Thế cần tích cực tuyên truyền các hộ tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học, bảo đảm chất lượng của gà đồi Yên Thế. Mặt khác, tăng cường kiểm tra các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện vì rất có thể lợi dụng giá cám tăng, nhiều tư thương tung vào thị trường các loại cám kém chất lượng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Đặc biệt cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thông báo công khai, rộng rãi để người chăn nuôi biết và lường tránh.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.

Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.