Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới
Ngày đăng: 29/06/2013

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Hỏi về cách làm giàu của ông Sinh thì được biết: Để có trang trại chăn nuôi đại gia súc với hàng trăm con bò như hôm nay, gia đình ông đã trải qua bao khó khăn vất vả. Ông Sinh kể lại, trước năm 1996 dân bản ở đây thường xuyên thiếu ăn, với tập quán sản xuất lúa nương quảng canh, cái nương ngày một xa nhà ở; lao động trong gia đình ông vất vả tối ngày ngoài nương, chăn nuôi gia súc mà cuộc sống vẫn khó khăn.

Trăn trở với tình trạng đói nghèo của dân bản và gia đình, ông nghĩ: A Pa Chải đất rộng, nhiều khe núi có thể tận dụng làm lúa nước sao người Hà Nhì cứ theo tập quán cũ, làm lúa nương trông chờ vào may rủi, làm thế nào để xóa đói giảm nghèo trên chính mảnh đất quê hương? Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phát động, ông đã về các xã ở trung tâm huyện để học hỏi cách làm và tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi bò sinh sản và cách phòng trừ dịch bệnh cho gia súc.

Từ đó, ông vận động gia đình khai hoang được 1,2ha ruộng lúa nước mỗi năm thu về 120 bao thóc. Thông qua Hội Nông dân xã, ông vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 20 triệu đồng để mua thêm bò về chăn nuôi. Để đàn bò phát triển tốt, ông thường xuyên tiêm phòng định kỳ, nắm bắt tình hình dịch bệnh, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi kết hợp cùng với cám ngô, gạo.

Nhờ vậy đàn bò của gia đình ông ngày càng phát triển. Từ năm 2005 đến nay, năm nào ông cũng bán ít nhất 10 con bò để lấy tiền đầu tư vào sản xuất và mua sắm thiết bị phục vụ cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, ông còn vận động bà con trong bản phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ cho vay con giống, hướng dẫn cách chăn nuôi, phòng dịch bệnh giúp 2 hộ thoát nghèo.

Nhờ thay đổi tập tục sản xuất lạc hậu bằng cách đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở rộng chăn nuôi gia đình ông Chang Váng Sinh đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Mường Nhé.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối

Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.

05/07/2014
Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.

07/07/2014
Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

13/06/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

07/07/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

13/06/2014