Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới
Ngày đăng: 29/06/2013

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Hỏi về cách làm giàu của ông Sinh thì được biết: Để có trang trại chăn nuôi đại gia súc với hàng trăm con bò như hôm nay, gia đình ông đã trải qua bao khó khăn vất vả. Ông Sinh kể lại, trước năm 1996 dân bản ở đây thường xuyên thiếu ăn, với tập quán sản xuất lúa nương quảng canh, cái nương ngày một xa nhà ở; lao động trong gia đình ông vất vả tối ngày ngoài nương, chăn nuôi gia súc mà cuộc sống vẫn khó khăn.

Trăn trở với tình trạng đói nghèo của dân bản và gia đình, ông nghĩ: A Pa Chải đất rộng, nhiều khe núi có thể tận dụng làm lúa nước sao người Hà Nhì cứ theo tập quán cũ, làm lúa nương trông chờ vào may rủi, làm thế nào để xóa đói giảm nghèo trên chính mảnh đất quê hương? Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phát động, ông đã về các xã ở trung tâm huyện để học hỏi cách làm và tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi bò sinh sản và cách phòng trừ dịch bệnh cho gia súc.

Từ đó, ông vận động gia đình khai hoang được 1,2ha ruộng lúa nước mỗi năm thu về 120 bao thóc. Thông qua Hội Nông dân xã, ông vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 20 triệu đồng để mua thêm bò về chăn nuôi. Để đàn bò phát triển tốt, ông thường xuyên tiêm phòng định kỳ, nắm bắt tình hình dịch bệnh, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi kết hợp cùng với cám ngô, gạo.

Nhờ vậy đàn bò của gia đình ông ngày càng phát triển. Từ năm 2005 đến nay, năm nào ông cũng bán ít nhất 10 con bò để lấy tiền đầu tư vào sản xuất và mua sắm thiết bị phục vụ cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, ông còn vận động bà con trong bản phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ cho vay con giống, hướng dẫn cách chăn nuôi, phòng dịch bệnh giúp 2 hộ thoát nghèo.

Nhờ thay đổi tập tục sản xuất lạc hậu bằng cách đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở rộng chăn nuôi gia đình ông Chang Váng Sinh đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Mường Nhé.


Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt khép kín Khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt khép kín

Ngoài ra, phải đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát, nền chuồng cao ráo, thoát nước, đảm bảo ấm về mùa đông và mát về mùa hè; có diện tích mặt nước để vịt tắm

25/05/2020
Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp

Để lại một phần cơ thể ở chiến trường, nhưng với bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ, thương binh Phan Đình Mạnh đã trở thành nông dân sản xuất giỏi, thu nhập tiền tỷ

25/05/2020
Nuôi thỏ bỏ vốn nhỏ, thu lãi to Nuôi thỏ bỏ vốn nhỏ, thu lãi to

Với giá 170.000 đ/kg thỏ giống, sau 3 tháng nuôi, bà con nông dân tỉnh Tuyên Quang thu lãi gần như gấp đôi.

02/06/2020
Siêu sao soi giới tính gà, kiếm 60 triệu mỗi tháng Siêu sao soi giới tính gà, kiếm 60 triệu mỗi tháng

Chị Nguyễn Thị Dung, 32 tuổi, được coi là một "siêu sao" trong làng gà nhờ khả năng phân loại gà trống, gà mái khi mới nở với độ chính xác gần tuyệt đối.

04/06/2020
Vườn dâu tây tiền tỷ Vườn dâu tây tiền tỷ

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên tại Sa Pa trồng thành công dâu tây trên diện rộng, đem lại thu nhập, việc làm cho người dân bản đị

05/06/2020