Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông

Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông
Ngày đăng: 22/09/2014

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 20/9/2014, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU.

Trước đó, Đoàn thanh tra EU đã ghi nhận một số sai lỗi nghiêm trọng như: Hồ sơ quản lý nguyên liệu, hồ sơ Chương trình quản lý chất lượng không đủ độ tin cậy và phương pháp xử lý nhiệt không phù hợp với quy định của EU (hấp bằng áp lực hơi nước để xử lý nhiệt nhưng không sử dụng thiết bị kín).

Đặc biệt, một số sai lỗi rất nghiêm trọng là sản phẩm cồi điệp chần (chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam) vẫn được xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (điệp, sò lông) từ vùng phát hiện độc tố Lipophilic vẫn được tách cồi/cơ thịt và chế biến, xuất khẩu vào EU mặc dù sau đó được kiểm nghiệm độc tố đạt yêu cầu.

Với 2 sai lỗi rất nghiêm trọng nêu trên, Đoàn thanh tra EU yêu cầu phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục khẩn cấp là không cho phép (dừng cấp chứng thư) cho các sản phẩm trên xuất khẩu vào EU. Để nhanh chóng khắc phục các sai lỗi nêu trên, phòng ngừa khả năng EU cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ không xuất khẩu vào EU các sản phẩm sò điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tra Cần Tính Toán Kỹ Nuôi Cá Tra Cần Tính Toán Kỹ

Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra mức giá sàn đối với cá tra nguyên liệu là 26.000 đồng/kg (loại cá 800g/con) và 24.000 đồng/kg (đối với cá quá lứa) nhưng các doanh nghiệp (DN) chỉ thu mua cầm chừng với giá thấp, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn

17/08/2011
Hãy Bảo Vệ Chăn Nuôi Chân Chính Hãy Bảo Vệ Chăn Nuôi Chân Chính

Tỷ lệ nhiễm chất cấm tại các tỉnh ngày càng thấp, vì thế người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt heo để bảo vệ người chăn nuôi chân chính.

26/04/2012
Tạo Thành Công Giống Dưa Bở Vàng Số 1 Tạo Thành Công Giống Dưa Bở Vàng Số 1

Nhóm các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) vừa thực hiện thành công phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1.

26/04/2012
Bất Lực Nhìn Tôm Chết Bất Lực Nhìn Tôm Chết

Tình trạng tôm chết ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng lan rộng khiến hàng loạt hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ. Mặc dù các ngành chức năng đang nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng tôm vẫn chết. Ngoài chuyện thiệt hại tiền tỷ, còn mối lo lớn nhất hiện nay là môi trường nuôi bị nhiễm độc do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…

01/05/2012
Tôm Tiếp Tục Rớt Giá Thê Thảm Tôm Tiếp Tục Rớt Giá Thê Thảm

Từ đầu năm đến nay, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục bị mất giá, đáng nói nhất là vào thời điểm hiện tại.

02/05/2012