Ngừng Thả Tôm Giống Để Cắt Mầm Bệnh

Tổng cục Thuỷ sản vừa ban hành Công văn 3442/TCTS-NTTS về thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2014, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Theo đó, đối với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh khu vực ĐBSCL, cần ngừng nuôi trong 2 tháng để cắt mầm bệnh giữa các vụ nuôi. Cụ thể, đối với nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh nên thả giống rải vụ từ tháng 1 - 8 và từ tháng 11 - 12.
Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm sú thả giống rải vụ từ tháng 1 - 9 và từ tháng 10 - 12. Nuôi quảng canh cải tiến kết hợp tôm sú và cua, cá thả giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng nên thả giống từ tháng 1 - 7 và từ tháng 10 - 12.
Có thể bạn quan tâm

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.

Khoảng gần 3 tuần qua, bà con trồng rau màu thuộc 2 xã Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò thấp thỏm vì giá rau màu liên tục giảm. Nguyên nhân giảm do lượng hàng cung đang áp đảo nhu cầu của thị trường.

Diện tích liên kết sản xuất từng bước mở rộng, đa số các doanh nghiệp tham gia liên kết đều có cung ứng đầu vào cho nông dân, tạo sự ràng buộc hơn giữa các bên tham gia liên kết, giúp người nông dân ổn định đầu ra, an tâm sản xuất, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích”.

Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.

Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.