Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngựa Bạch Ông Hoàn

Ngựa Bạch Ông Hoàn
Ngày đăng: 23/02/2014

Nhờ nuôi ngựa bạch, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập ổn định từ 70 đến 90 triệu đồng/năm.

Khu chuồng nuôi của ông Hoàn hiện có 10 con ngựa bạch. Con nào con ấy béo khoẻ, lông trắng như tuyết, móng và mắt có màu hồng. Ông Hoàn phấn khởi cho biết: "Tôi vừa bán một con ngựa bạch giá 60 triệu đồng cho thương lái ở Hiệp Hoà, trừ chi phí lãi gần 5 triệu đồng. Thông thường ngựa bắt về được vỗ béo 4 -5 tháng mới bán nhưng nếu gặp khách, được giá, có con vừa mua về tôi đã bán luôn”.

Cách đây gần 30 năm, khi lên Thái Nguyên, lần đầu tiên ông Hoàn nhìn thấy loài ngựa toàn thân màu trắng, mắt, móng đều màu hồng. Thấy lạ và đẹp ông "mê” quá. Tuy nhiên, để mua được một con ngựa loại này thời điểm đó không dễ bởi giá khá cao, khoảng 4 triệu đồng.

Suy tính mãi, ông quyết định bán ngựa màu của nhà, vay thêm tiền ngược lên Thái Nguyên "săn” ngựa bạch về nuôi. Ông nói: "Tôi nhớ mãi ngày dắt ngựa về làng. Trẻ con người lớn tò mò kéo đến xem rất đông. Họ ngắm, bình phẩm và không ai nghĩ làm giàu từ nuôi loài vật này”.

Ngoài việc chăm sóc tỷ mỷ hằng ngày, ông thường xuyên đọc sách, học hỏi kinh nghiệm, mời cán bộ thu ý về hướng dẫn cách phòng bệnh, nuôi dưỡng để ngựa luôn khoẻ mạnh. Ngựa cũng giống như những gia súc khác, không kén ăn. Thức ăn của chúng là cỏ, rơm, lá rau xanh và một phần thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, 6 tháng sau, ông bán con ngựa bạch lãi gấp đôi so với số vốn bỏ ra. Ông tiếp tục mua một cặp về nuôi sau đó tăng dần số lượng. Từ năm 2000 tới nay, trong chuồng nhà ông luôn có từ 10-12 con, nhiều nhất trong thôn.

Theo ông Hoàn, ngựa bạch có giá cao bởi thịt giàu dinh dưỡng và còn là nguyên liệu làm thuốc quý. Do vậy đã có trường hợp dùng hoá chất tẩy lông ngựa màu thành màu trắng nhưng mắt và móng không hồng như ngựa bạch. Gần chục năm nay, người tìm mua loài ngựa này ngày càng nhiều, giá theo đó cũng tăng.

Một con ngựa bạch vừa tách mẹ có giá 25 triệu đồng. Con to, đẹp giá từ 60-70 triệu đồng. Mỗi năm ông lãi khoảng 70- 90 triệu đồng từ nghề này. Nguồn thu từ ngựa bạch giúp gia đình ông Hoàn cải thiện cuộc sống, chăm lo cho con học hành và xây dựng nhà cửa khang trang.

Không chỉ có vậy ông Hoàn còn nấu rượu và làm nghề xay xát gạo, tận dụng bỗng rượu và bổi cám làm thức ăn cho ngựa để giảm bớt chi phí đầu vào. Vừa qua ông Hoàn mua 2 ha rừng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Nhiều năm liền, gia đình ông được UBND huyện công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiều người dân trong thôn cũng làm theo mô hình của ông Hoàn. Bình quân mỗi hộ có từ 3-4 con. Thôn 3 trở thành địa chỉ cung cấp ngựa bạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp, tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao.

06/09/2014
Quảng Ngãi Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá Quảng Ngãi Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá

Ở Quảng Ngãi, từng là những mảnh đất chi chít hố bom do chiến tranh để lại, nhưng nay, nhiều người dân đã dùng chính các hố bom này để phát triển kinh tế gia đình. Ở Ba Tiêu (Ba Tơ) và Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), từ đáy những hố bom đau thương, xé toạt lòng đất… đã sinh sôi những chồi lộc mới, sự sống mới.

08/09/2014
Hỗ Trợ 3 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Hỗ Trợ 3 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin, hóa chất sát trùng thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ 3 địa phương phòng, chống dịch bệnh.

08/09/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Cây Trồng Mới Của Nông Dân Hưng Yên Thanh Long Ruột Đỏ Cây Trồng Mới Của Nông Dân Hưng Yên

Vững tâm, không dao động bởi lời “nói vào – nói ra” của những người xung quanh, họ quyết tâm đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng trên những thửa vườn cây ăn trái đang ở giai đoạn cho thu hoạch tốt. Sau những tháng ngày chăm sóc, hiệu quả bước đầu về kinh tế, môi trường từ loài cây ăn quả mới đã đến với những chủ vườn dám nghĩ, dám làm trên đất Hưng Yên.

08/09/2014
Thu Hồi Hơn 1.400 Ha Đất Lâm Nghiệp Thu Hồi Hơn 1.400 Ha Đất Lâm Nghiệp

Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn vừa thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh ký văn bản về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

08/09/2014