Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn

Ngư dân Nguyễn Minh Chiến, ở thôn Tây, cho hay: “Thông thường mùa cá cơm săn xuất hiện vào tháng 5 âm lịch nhưng năm nay vào tháng giêng đã xuất hiện rộ và ngư dân trúng đậm. Mỗi đêm tôi đánh bắt được 30 - 40 kg, do đánh bắt bằng thúng gần bờ nên chi phí không bao nhiêu, do vậy mỗi đêm tôi cũng kiếm được từ 500 ngàn đến 800 ngàn đồng từ đánh bắt cá cơm săn.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Dịu, chuyên thu mua cá cơm săn trên xã đảo, những ngày đầu vụ giá cá cơm săn được đẩy lên khá cao, từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, do khai thác rộ với số lượng lớn nên giá sau đó rớt xuống còn 10.000 đến 15.000 đồng/kg, hiện nay giá thu mua cá cơm săn đang dao động từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Xuất Khẩu nông sản sang UAE tăng do tình hình kinh tế năm 2014 của UAE tiếp tục tăng trưởng ổn định từ 4,4- 4,7% khiến nhu cầu tiêu dùng tăng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thực phẩm, trong đó có triển lãm SIAL ME và Gulf Food.

Cuối tháng 6 âm lịch, cá linh theo con nước tràn về vùng đầu nguồn An Phú. Chẳng biết quá trình sinh sản của loài cá này bắt nguồn từ đâu nhưng khi về đến xã biên giới Vĩnh Hội Đông thì chúng đã to bằng đầu đũa ăn. Từ xưa, người dân vùng lũ không dùng từ “nhỏ” để gọi những con cá linh còn bé xíu, thay vào đó họ dùng từ “non”. Đây là cách gọi đã thành thói quen và cá linh non trở thành món ngon được nhiều người tìm mua khi chúng vừa xuất hiện tại các chợ.