Ngư Dân Xã An Hải (Huyện Tuy An) Phấn Khởi Vì Được Mùa Cá Cơm

Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.
Hơn một tháng nay, cứ vào khoảng 5 giờ sáng, bãi biển xã An Hải tấp nập xuồng chèo cập bến. Trên bờ, nhiều người chờ sẵn để mua, bán cá mà ngư dân ở đây đánh bắt được. Khi thuyền vừa vào bến, những người thu mua cá tranh thủ tiếp cận để cân cá cho kịp buổi chợ sớm.
Theo ông Đặng Văn Sáu ở xã An Hải, đợt này cá cơm săn xuất hiện khá dày ở vùng biển gần bờ thuộc khu vực xã nên nhiều người có thu nhập cao. Ông Sáu cho biết: “Gia đình tôi làm nghề này đã hơn 15 năm nhưng chưa năm nào cá cơm nhiều như năm nay. Lưới dùng đánh bắt cá cơm là lưới lâm, mỗi thuyền khoảng 4 tấm, mỗi tấm dài hơn 10m, giá mỗi tấm lưới gần 1 triệu đồng.
Mặc dù thời gian đánh bắt chỉ diễn ra trong đêm nhưng mỗi chuyến biển gia đình tôi thu nhập một khoản lớn. Vì đánh cách bờ khoảng 1 hải lý trở lại nên chi phí xăng dầu không tới 100.000 đồng, nhưng có đêm tôi đánh bắt được cả 100kg cá. Với giá cá hiện nay khoảng 45.000 đồng/kg, chỉ trong 4 đêm, gia đình tôi thu được hơn 10 triệu đồng”.
Ông Trương Ngọc Hùng cũng là ngư dân ở An Hải, cho biết, ở đây có nhiều người sinh sống bằng nghề lưới lâm, chuyên đánh bắt cá cơm. Do cá xuất hiện dày, nhiều người mua lưới, sắm thuyền để tham gia đánh bắt. Gia đình ông Hùng lâu nay hành nghề mành tôm, khoảng nửa tháng nay ông chuyển sang nghề lưới lâm và mỗi đêm cho thu nhập hơn 1 triệu đồng.
Bà Đặng Thị Thúy Hồng, chuyên mua cá cơm ở xã An Hải, cho biết: “Cách nay khoảng một tuần, giá cá cơm săn ở mức 50.000 đồng/kg, nhưng mấy ngày gần đây do cá nhiều nên hạ còn khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg. Tôi mua cá, sau đó bán lại cho các lò trụng để chế biến cá cơm khô, một số ít còn lại tôi bán ở các chợ lân cận”.
Theo UBND xã An Hải, dùng lưới lâm để đánh mắt cá cơm săn là công việc phụ của ngư dân và tự phát. Ban đầu tại xã chỉ có khoảng 70 hộ tham gia đánh bắt, nhưng nay tăng lên gần 100 hộ. Từ đầu tháng 6 đến nay, ngư dân xã An Hải đánh bắt được khoảng 7 tấn cá cơm.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.