Ngư Dân Xã An Hải (Huyện Tuy An) Phấn Khởi Vì Được Mùa Cá Cơm

Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.
Hơn một tháng nay, cứ vào khoảng 5 giờ sáng, bãi biển xã An Hải tấp nập xuồng chèo cập bến. Trên bờ, nhiều người chờ sẵn để mua, bán cá mà ngư dân ở đây đánh bắt được. Khi thuyền vừa vào bến, những người thu mua cá tranh thủ tiếp cận để cân cá cho kịp buổi chợ sớm.
Theo ông Đặng Văn Sáu ở xã An Hải, đợt này cá cơm săn xuất hiện khá dày ở vùng biển gần bờ thuộc khu vực xã nên nhiều người có thu nhập cao. Ông Sáu cho biết: “Gia đình tôi làm nghề này đã hơn 15 năm nhưng chưa năm nào cá cơm nhiều như năm nay. Lưới dùng đánh bắt cá cơm là lưới lâm, mỗi thuyền khoảng 4 tấm, mỗi tấm dài hơn 10m, giá mỗi tấm lưới gần 1 triệu đồng.
Mặc dù thời gian đánh bắt chỉ diễn ra trong đêm nhưng mỗi chuyến biển gia đình tôi thu nhập một khoản lớn. Vì đánh cách bờ khoảng 1 hải lý trở lại nên chi phí xăng dầu không tới 100.000 đồng, nhưng có đêm tôi đánh bắt được cả 100kg cá. Với giá cá hiện nay khoảng 45.000 đồng/kg, chỉ trong 4 đêm, gia đình tôi thu được hơn 10 triệu đồng”.
Ông Trương Ngọc Hùng cũng là ngư dân ở An Hải, cho biết, ở đây có nhiều người sinh sống bằng nghề lưới lâm, chuyên đánh bắt cá cơm. Do cá xuất hiện dày, nhiều người mua lưới, sắm thuyền để tham gia đánh bắt. Gia đình ông Hùng lâu nay hành nghề mành tôm, khoảng nửa tháng nay ông chuyển sang nghề lưới lâm và mỗi đêm cho thu nhập hơn 1 triệu đồng.
Bà Đặng Thị Thúy Hồng, chuyên mua cá cơm ở xã An Hải, cho biết: “Cách nay khoảng một tuần, giá cá cơm săn ở mức 50.000 đồng/kg, nhưng mấy ngày gần đây do cá nhiều nên hạ còn khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg. Tôi mua cá, sau đó bán lại cho các lò trụng để chế biến cá cơm khô, một số ít còn lại tôi bán ở các chợ lân cận”.
Theo UBND xã An Hải, dùng lưới lâm để đánh mắt cá cơm săn là công việc phụ của ngư dân và tự phát. Ban đầu tại xã chỉ có khoảng 70 hộ tham gia đánh bắt, nhưng nay tăng lên gần 100 hộ. Từ đầu tháng 6 đến nay, ngư dân xã An Hải đánh bắt được khoảng 7 tấn cá cơm.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, cây cam, quýt chỉ được trồng tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các xã là Sỹ Bình, Cao Sơn và Tú Trĩ, Phương Linh với tổng diện tích khoảng hơn 1.000ha, trong đó có 700ha đã cho thu hoạch.

Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.

Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.

Nếu như vào đầu vụ, giá ớt tại Phù Mỹ (Bình Định) lúc cao nhất lên đến 48-50.000đ/kg (ớt sừng) thì chẳng bao lâu sau tuột xuống còn 30.000đ/kg, rồi rớt xuống chỉ còn… 2.000đ/kg.