Ngư Dân Xã An Hải (Huyện Tuy An) Phấn Khởi Vì Được Mùa Cá Cơm

Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.
Hơn một tháng nay, cứ vào khoảng 5 giờ sáng, bãi biển xã An Hải tấp nập xuồng chèo cập bến. Trên bờ, nhiều người chờ sẵn để mua, bán cá mà ngư dân ở đây đánh bắt được. Khi thuyền vừa vào bến, những người thu mua cá tranh thủ tiếp cận để cân cá cho kịp buổi chợ sớm.
Theo ông Đặng Văn Sáu ở xã An Hải, đợt này cá cơm săn xuất hiện khá dày ở vùng biển gần bờ thuộc khu vực xã nên nhiều người có thu nhập cao. Ông Sáu cho biết: “Gia đình tôi làm nghề này đã hơn 15 năm nhưng chưa năm nào cá cơm nhiều như năm nay. Lưới dùng đánh bắt cá cơm là lưới lâm, mỗi thuyền khoảng 4 tấm, mỗi tấm dài hơn 10m, giá mỗi tấm lưới gần 1 triệu đồng.
Mặc dù thời gian đánh bắt chỉ diễn ra trong đêm nhưng mỗi chuyến biển gia đình tôi thu nhập một khoản lớn. Vì đánh cách bờ khoảng 1 hải lý trở lại nên chi phí xăng dầu không tới 100.000 đồng, nhưng có đêm tôi đánh bắt được cả 100kg cá. Với giá cá hiện nay khoảng 45.000 đồng/kg, chỉ trong 4 đêm, gia đình tôi thu được hơn 10 triệu đồng”.
Ông Trương Ngọc Hùng cũng là ngư dân ở An Hải, cho biết, ở đây có nhiều người sinh sống bằng nghề lưới lâm, chuyên đánh bắt cá cơm. Do cá xuất hiện dày, nhiều người mua lưới, sắm thuyền để tham gia đánh bắt. Gia đình ông Hùng lâu nay hành nghề mành tôm, khoảng nửa tháng nay ông chuyển sang nghề lưới lâm và mỗi đêm cho thu nhập hơn 1 triệu đồng.
Bà Đặng Thị Thúy Hồng, chuyên mua cá cơm ở xã An Hải, cho biết: “Cách nay khoảng một tuần, giá cá cơm săn ở mức 50.000 đồng/kg, nhưng mấy ngày gần đây do cá nhiều nên hạ còn khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg. Tôi mua cá, sau đó bán lại cho các lò trụng để chế biến cá cơm khô, một số ít còn lại tôi bán ở các chợ lân cận”.
Theo UBND xã An Hải, dùng lưới lâm để đánh mắt cá cơm săn là công việc phụ của ngư dân và tự phát. Ban đầu tại xã chỉ có khoảng 70 hộ tham gia đánh bắt, nhưng nay tăng lên gần 100 hộ. Từ đầu tháng 6 đến nay, ngư dân xã An Hải đánh bắt được khoảng 7 tấn cá cơm.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.