Ngư Dân Tuy An Trúng Cá Giò Và Cá Nục Ở Phú Yên

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.
Mặc dù giá trị kinh tế không cao bằng các đối tượng thủy sản khác, mỗi giỏ cá nục từ 13 đến 15kg, bán tại chỗ từ 90.000 đến 120.000 đồng, cá giò từ 60.000 đến 80.000 đồng/giỏ nhưng nhờ sản lượng khai thác được khá lớn, chi phí đầu tư chuyến biển thấp, nên ngư dân hành nghề đi mành ở huyện đều có lãi khá.
Không những có thu nhập cao đối với ngư dân trực tiếp khai thác mà còn tạo việc làm cho lao động hậu cần nghề cá tại địa phương, sản lượng cá giò, cá nục khai thác được còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nước mắm, cá khô trong tỉnh và những tỉnh lân cận.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, nếu điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi như hiện nay, thì nguồn cá nục và cá giò còn xuất hiện dày trên biển, có thể khai thác đến cuối tháng 7.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.

Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Trong khi siêu thị nội địa đưa ra mức chiết khấu đối với DN thủy sản tối đa 10%, có nơi chỉ 5 - 6% thì siêu thị ngoại yêu cầu chiết khấu tới 20-25%.

Hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.Cần Thơ gặp không ít khó khăn nhưng mức tăng trưởng vẫn đạt khá.

Ngày 18-11, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chủ trì buổi ký hợp tác triển khai dự án án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn trong ngành chăn nuôi giữa Nông trường Sông Hậu với Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (J-BIX).