Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Nồm

Những ngày Tết, nhiều cửa biển Sa Huỳnh (Đức Phổ), Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi), Bình Châu (Bình Sơn)… tưng bừng lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2015. Ngay sau phần lễ hội, các tàu cá hồ hởi ra khơi tìm lộc đầu năm.
Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.
Thời tiết thuận lợi cùng hàng chục con tàu cá khác tập trung khu vực biển Bình Định dùng lưới vây bắt cá cơm nồm. Các ngư dân trên tàu QNg 44218TS mỗi người mỗi động tác nhịp nhàng. Sau mẻ lưới đầu tiên trong 2 giờ ra khơi, tàu QNg 44218 TS thu về 5 két cá cơm nục kiếm được 4 triệu đồng.
Mặc dù ngày lễ Tết, nhưng các cảng cá ở Quảng Ngãi đều tấp nập tàu thuyền về bán cá trong những ngày đầu năm. Bà Võ Thị Liễu là người thu mua hải sản tại cảng cá Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ cho biết, năm nay nhiều tàu cá ra khơi sớm sau mùng 2 Tết.
Do thời tiết gió êm nên nhiều tàu cá trúng cá cơm và ruốc. Nói về cá cơm bà Liễu cho biết: “Chúng tôi mua cá cơm của các tàu cá ngư dân, sau đó đem về chế biến thủ công bằng 3 công đoạn lựa, hấp và phơi. Sau đó, bán lại cho thương lái trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu”. Được biết, trong các loại cá cơm, thì cá cơm nồm hiện nay có giá trị cao nhất, giá dao động gần 30 nghìn đồng/kg. Vụ đánh bắt cá cơm ở ngư trường Quảng Ngãi, Bình Định thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Phiên biển, mẻ lưới đầu năm, ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm hải sản. Những chiếc tàu trở về cập bến đầy ắp cá tươi trong niềm vui hân hoan của cả những người trên bến, dưới tàu.
Có thể bạn quan tâm

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.

"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT