Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Mồm

Sau một ngày đánh bắt, mỗi phương tiện thu được từ 150 - 300kg, có tàu còn đạt trên 1 tấn. Với giá bán hiện tại từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi chủ phương tiện cũng thu được từ 5 - 20 triệu đồng, riêng mỗi bạn chài được chia từ 500.000 - 2 triệu đồng. Trúng đậm trong đợt này phải kể đến tàu cá của ông Châu Ngọc Thạch (thôn Thạnh Đức 1) với mức thu nhập trong tuần qua hơn 500 triệu đồng.
Ngư trường khai thác cá cơm mồm cách bờ chỉ từ vài trăm mét đến khoảng 1 hải lý. Theo nhiều tư thương, cá cơm mồm được chế biến và xuất khẩu qua Hàn Quốc và Nhật Bản nên mức giá khá cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…