Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.
Sáng 17.11, hoạt động đánh bắt cá trên sông Trường Giang, đoạn qua địa phận xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 (Núi Thành) và sông Bàn Thạch (Tam Kỳ) vẫn diễn ra đông đúc, bất chấp nước lũ cuồn cuộn. Tại xóm Lưới, xóm Thuyền (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ), lúc sáng sớm có 10 ghe thuyền có gắn máy nổ đồng loạt xuất phát. Tiếng người làm nghề gọi nhau í ới vang cả một khúc sông.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ thả lưới, ngư dân Nguyễn Văn Được (thôn Tân Phú) cùng mấy người trong nhóm thu được 3 con cá mè đen nặng hàng chục ký. Cùng “cặp thuyền” với nhóm ông Được, có thuyền lưới của ông Trần Văn Dũng (Tam Xuân 1, huyện Núi Thành). Sau hơn một buổi thả lưới, khoang thuyền của ông Dũng cũng có 10 con mè đen, mè trắng các loại. Tại ngã ba sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch có hàng chục chiếc ghe nhỏ có gắn máy của người dân đang thả trôi theo dòng nước để thả lưới bắt cá mè.
Ngư dân cho biết, công việc dùng lưới đánh bắt cá mè ngay ngã ba sông nguồn có từ lúc đại công trình đại thủy lợi Phú Ninh đưa vào sử dụng. Khi có mưa lớn, nếu hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ là chắc chắn có cá mè để bắt. Ngư dân Trần Văn (thôn Tân Phú, xã Tam Phú) nhớ lại: “Cách đây mấy chục năm, khi nước lũ dâng cao cộng hưởng với nước từ hồ thủy lợi Phú Ninh xả về là từng đàn cá mè đen, cá mè trắng theo dòng nước trôi ra sông. Có năm cá bị va đập vào ghềnh đá, hoặc chết ngạt nổi trắng trên sông, người dân chỉ cần chèo ghe ra là dùng tay vớt được liền”.
Đợt mưa lũ kéo dài từ 13 - 16.11, sức chứa nước của hồ thủy lợi Phú Ninh quá tải nên đơn vị điều hành, quản lý hồ đã cho xả nước xuống sông Bàn Thạch, Tam Kỳ. Vì thế mà lượng cá nuôi và sinh sản tự nhiên trong lòng hồ trôi ra ngoài rất nhiều. Lưới cụ để đánh bắt cá mè mùa lũ được người dân địa phương gọi là lưới mùng, có mặt rộng, chiều cao mỗi tấm lưới gần 2m với 3 lớp. Ba ngày qua, nhiều ngư dân có thu nhập hàng triệu đồng từ việc thả lưới bắt cá mè. Giá một ký cá mè hiện hơn 20 nghìn đồng. Mỗi con cá đánh bắt được có trọng lượng ít nhất 5kg.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có trách nhiệm tổ chức phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng tiêu chuẩn, thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo.

Cụ thể, mấy ngày qua giá lúa ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang… đều tăng từ 250-300 đ/kg. Hiện lúa thơm Jasmine 85 thương lái thu mua tại ruộng từ 4.950 – 5.000đ/kg đối với lúa tươi cắt máy. Lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.700 - 4.800đ/kg, IR 50404 giá 4.300 – 4.350đ/kg.

Chính vì thế, phải tranh thủ ra bán sớm. Và họ đã phán đoán đúng tình hình. “Bình thường, ở đây bán đến 7 giờ tối. Nhưng mấy ngày nay, tôi bán đến trưa là hết sạch. Hôm nào khỏe, bán luôn cữ chiều. Kiếm kha khá”, người phụ nữ tên Tuyết, tay cân rau cho khách, miệng nói liến thoắng.

Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.

Bộ Công thương đã ban hành trong Thông tư 02/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào.