Ngư Dân Thu Bạc Triệu Từ Việc Đánh Bắt Tôm Nhí

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.
Mỗi tàu cá 3 – 4 ngư dân đánh bắt 50 – 300 con tôm nhí lớn hơn que tăm với mức giá 80.000 – 380.000 đồng/con. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu từ 7 – 15 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia từ 1 – 2,5 triệu đồng. Trúng đậm phải kể đến tàu cá QNg – 44517 TS của ngư dân Võ Long Đình thu được 26 triệu đồng tiền lãi sau một đêm đánh bắt.
Thương lái thu mua tôm nhí cho vào thùng xốp bơm khí ôxy để chuyển đến bán cho chủ hồ nuôi (ảnh chụp vào sáng 30 tết).
Hiện xã Phổ Quang có trên 20 tàu cá với hơn 70 ngư dân hành nghề lưới trũ cách bờ khoảng 1 hải lý để đánh bắt tôm nhí. Nhiều thương lái cho biết, mức giá thu mua cao hơn các năm trước do lượng tôm nhí ngày càng suy kiệt.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.