Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương
Ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân: Nguyễn Quê, Bùi Lót (cùng ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) và Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) đã cập Cảng cá Quy Nhơn.
Chuyến biển này, ngư dân đã khai thác được 1 con cá ngừ.
Theo Giáo sư Keigo Ebata (Trường Đại học Kagoshima, Nhật Bản), ngư dân Bình Định đã tiếp thu nhanh và thực hiện khá tốt bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản.
Tuy nhiên, để sản phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngư dân cần kiên trì và áp dụng đồng bộ quy trình khai thác, xử lý, bảo quản cá ngừ.
Ngư dân Nguyễn Quê, chủ tàu BĐ 96776 TS, cho biết:
Sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản không khó. Tuy nhiên, do đây chưa phải là mùa chính vụ khai thác CNĐD và khai thác ở khu vực gần bờ, nên số lượng cá ngừ câu được còn ít.
Nếu vào chính vụ cá ngừ, số lượng và chất lượng cá ngừ thu được chắc chắn sẽ cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.