Ngư Dân Sông Đốc Hy Vọng Nhiều Vào Chuyến Biển Cuối Năm

Trong những ngày vừa qua, các tàu khai thác thủy sản tại cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đồng loạt ra khơi với niềm phấn khởi vì chi phí ra khơi giảm do giá nhiên liệu giảm mạnh. Tất cả ngư dân đều hy vọng nhiều vào chuyến biển cuối năm để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Với mức giá dầu được điều chỉnh giảm như hiện nay thì chi phí chuyến ra khơi cho mỗi phương tiện câu mực giảm trên 10 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2014. Không chỉ phấn khởi vì chi phí đánh bắt giảm mà những người làm nghề câu mực còn vui vì giá mực tăng hơn đầu năm 2014 từ 10 – 20%.
Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhiều phương tiện khai thác thủy sản vẫn bám biển. Dù đón Tết trên biển hay neo tàu đón Tết cùng người thân tại gia đình thì ngư dân Sông Đốc luôn hy vọng nhiều vào chuyến biển cuối năm. Nếu chuyến biển này trúng đậm, cộng thêm chi phí đánh bắt giảm, giá thủy sản khai thác được ổn định và tăng như hiện nay thì ngư dân Sông Đốc sẽ đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 trong sung túc.
Có thể bạn quan tâm

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.

Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.