Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá hố

Có mặt tại cảng Lạch Quèn vào thời điểm các phương tiện tàu thuyền vừa đánh bắt ở ngoài khơi xã về. Từng dòng người, xe cộ tấp nập ra vào bến để vận chuyển thu mua hải sản.
Anh Hồ Sư Dự - chủ phương tiện tàu cá NA 90328TS ở xã Quỳnh Nghĩa cho biết, tàu cá của anh ra khơi đánh bắt trong thời gian 10 ngày đã thu về hơn 15 tấn cá hố và cá bạc má. So với các chuyến đi khác, chuyến đi này tàu cá của anh đánh bắt được nhiều hơn. Trừ các khoản chi phí, mỗi thuyền viên trên tàu cũng được 6 triệu đồng/người.
Cùng với niềm vui được mùa đánh bắt, nhiều tàu cá của ngư dân xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa cũng đang khẩn trương vận chuyển hải sản trên khoang tàu xuống bến để thương lái đến thu mua. Hiện tại, cá hố được thương lái thu mua 80 nghìn/kg, cá bạc má 30 đến 40 nghìn/kg.
Chị Nguyễn Thị Hương - một thương lái thu mua hải sản cho biết: Đợt này, tàu cá của ngư dân đánh bắt được hơn mọi khi, nhất là cá hố. Chúng tôi phải huy động 3 xe ô tô để vận chuyển tiêu thụ cho kịp.
Được mùa cá, ngư dân tiếp tục chuẩn bị nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm cho chuyến ra khơi mong gặp nhiều may mắn, tôm cá đầy khoang.
Có thể bạn quan tâm

Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.