Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá đốm

Sau những tháng ngư dân Quỳnh Lưu phải chật vật với vụ cá Nam mất mùa do thời tiết nắng nóng kéo dài, bước vào vụ cá Đông mặc dù không phải mùa cá chính vụ nhưng hầu hết ngư dân địa phương đã trúng đậm.
Rất nhiều tàu đánh được nhiều mẻ cá lớn với đa dạng các loại cá như: cá trặn, cá bạc má, cá thu, mực ống, cá trọng cơm và nhiều nhất là cá đốm nục.
Trung bình mỗi phương tiện ra khơi từ 3 – 4 ngày, khai thác được từ 15 – 30 tấn cá các loại, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, trừ các khoản chi phí mỗi thuyền viên cũng được nhận từ 7 – 10 triệu đồng/người.
Có mặt tại cảng cá lạch Quèn khi các phương tiện nơi đây vừa đi biển trở về, nhiều ngư dân đang tất bật vận chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái.
Được biết, hiện nay cá đốm có giá từ 13 - 14 ngàn đồng/kg, cá trọng cơm 15 – 16 ngàn đồng/kg, cá trặn, cá bạc má có giá từ 25 - 30 ngàn đồng/kg.
Được mùa cá cộng với giá thu mua cao đã giúp cho ngư dân rất vui.
Trên khuôn mặt sạm đen sau chuyến biển trở về, ngư dân Trần Quốc Hoàn ở xã Tiến Thủy chia sẻ: “Chuyến biển này hầu hết thuyền nào cũng đầy khoang, riêng thuyền chúng tôi khai thác được khoảng 25 tấn, doanh số vài trăm triệu”.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều phương tiện sau khi bán hết sản phẩm đã chuẩn bị xăng dầu, nước ngọt và nhu yếu phẩm tiếp tục vươn khơi khai thác với hy vọng những chuyến biển tới cá mực đầy khoang.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trước, người dân Bến Tre rất khốn khổ mỗi khi nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Nhưng nay họ đã tìm được giải pháp vừa sống chung, vừa làm giàu với tình trạng nước nhiễm mặn: nuôi sò huyết.

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.