Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá đốm

Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá đốm
Ngày đăng: 13/11/2015

Sau những tháng ngư dân Quỳnh Lưu phải chật vật với vụ cá Nam mất mùa do thời tiết nắng nóng kéo dài, bước vào vụ cá Đông mặc dù không phải mùa cá chính vụ nhưng hầu hết ngư dân địa phương đã trúng đậm.

Rất nhiều tàu đánh được nhiều mẻ cá lớn với đa dạng các loại cá như: cá trặn, cá bạc má, cá thu, mực ống, cá trọng cơm và nhiều nhất là cá đốm nục.

Trung bình mỗi phương tiện ra khơi từ 3 – 4 ngày, khai thác được từ 15 – 30 tấn cá các loại, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, trừ các khoản chi phí mỗi thuyền viên cũng được nhận từ 7 – 10 triệu đồng/người.

Có mặt tại cảng cá lạch Quèn khi các phương tiện nơi đây vừa đi biển trở về, nhiều ngư dân đang tất bật vận chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái.

Được biết, hiện nay cá đốm có giá từ 13 - 14 ngàn đồng/kg, cá trọng cơm 15 – 16 ngàn đồng/kg, cá trặn, cá bạc má có giá từ 25 - 30 ngàn đồng/kg.

Được mùa cá cộng với giá thu mua cao đã giúp cho ngư dân rất vui.

Trên khuôn mặt sạm đen sau chuyến biển trở về, ngư dân Trần Quốc Hoàn ở xã Tiến Thủy chia sẻ: “Chuyến biển này hầu hết thuyền nào cũng đầy khoang, riêng thuyền chúng tôi khai thác được khoảng 25 tấn, doanh số vài trăm triệu”.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều phương tiện sau khi bán hết sản phẩm đã chuẩn bị xăng dầu, nước ngọt và nhu yếu phẩm tiếp tục vươn khơi khai thác với hy vọng những chuyến biển tới cá mực đầy khoang.


Có thể bạn quan tâm

Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.

28/11/2014
Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm

Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.

28/11/2014
Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

27/06/2014
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nấm Hộ Gia Đình Tại Huyện Điện Biên Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nấm Hộ Gia Đình Tại Huyện Điện Biên

Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.

28/11/2014
Toàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 46 Ha Thanh Long Ruột Đỏ Toàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 46 Ha Thanh Long Ruột Đỏ

Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.

27/06/2014