Ngư Dân Quy Nhơn Trúng Đậm Cá Cơm Than

Trong 4 ngày (từ 29.7 đến 1.8), vùng biển ven bờ của TP. Quy Nhơn xuất hiện nhiều cá cơm than, do vậy nhiều tàu thuyền làm nghề mành đèn tranh thủ khai thác.
Hàng ngày, có đến hàng trăm tàu thuyền xuất bến đi khai thác, mỗi thuyền có từ 4 – 6 ngư dân, đánh bắt một đêm đạt sản lượng trung bình từ 6 – 7 tạ cá cơm than. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, sau khi trừ phí tổn còn lãi từ 10 – 12 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn có thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng. Cá biệt, có thuyền khai thác được gần 1 tấn, đạt doanh thu đến 20 triệu đồng.
Theo các ngư dân, cá cơm than có chất lượng thịt không ngon bằng cá cơm mòi, cá cơm săn nên muối mắm không được thơm ngon và ít nước. Do vậy, cá cơm than khai thác chủ yếu được các hộ ngư dân làm nghề chế biến thủy hải sản thu mua để phơi khô, cá cơm than khô được thị trường các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?

Tỉnh Phú Yên đang triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ môi trường nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud, vịt chuyên thịt M14 tại Hải Phòng”. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện đề tài.

Bước vào đầu tháng 7, trong khi nhiều nhà vườn đang tất bật bón phân dưỡng quả, chăm sóc quả non thì một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hưng Yên đã bắt tay thu hoạch những chùm nhãn đầu mùa. Theo các hộ làm vườn, năm nay nhãn trà sớm mất mùa. Hiện, nhãn sớm đang được bán với giá từ 45 – 50 nghìn đồng.

Đến xã Đắk Sin, cách thị xã Gia Nghĩa của huyện Đắk RLấp khoảng 47 km, tôi cùng chị Quyên - phó chủ tịch xã đi thăm một số trang trại chăn nuôi heo (lợn) sinh sản và heo thịt. Địa điểm cuối cùng chúng tôi dừng chân là trang trại của anh Nguyễn Văn Hưởng ở thôn 3. Năm 2006, gia đình anh quyết định đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng một trang trại nuôi heo siêu nạc “bài bản” mà trước đó ở Đắk Nông chưa ai dám làm.