Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Lộc Trời Đầu Năm

Liên tục trong những ngày sau Tết Ất Mùi 2015, ngư dân các xã ven biển huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá trích.
Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.
Đặc biệt vào sáng 25/2 (tức mùng 7 Tết), ngư dân Quảng Công trúng đậm cá Trích đầu năm. 46 ghe thuyền của bà con ngư dân các thôn An Thành, Hải Thành, Tân Thành, An Lộc, Cương Gián đánh bắt được 15 tấn cá trích.
“Hiếm có năm nào ngư dân đi lộng như chúng tôi lại trúng đậm mùa cá trích như thời điểm này. Từ lúc đi biển đến bây giờ đây là lần trúng cá trích lớn nhất. Từ ngày mùng 4 Tết đến nay, ngày nào cũng đánh được trên 1 tạ cá; riêng hôm nay trên 3,5 tạ cá trích” - anh Thành vui vẻ cho biết.
Sau nhiều lần trúng cá của những ngày cuôi năm, bước sang năm mới Ất Mùi chúng tôi lại được “Lộc trời”, người dân mừng lắm. Hy vọng vụ cá trích đầu năm này là tín hiệu vui cho một năm làm ăn thuận lợi của ngư dân Quảng Điền - ông Lê Truyền, một ngư dân thôn An Thành phấn khởi nói.
Hiện tại 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn có 240 tàu thuyền tham gia hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản trên biển gần bờ. Nhờ cá Trích về, trung bình mỗi ngày, thuyền đi lộng ở đây có thể khai thác được 1 đến 2 tạ cá, thu về 400.000 đồng đến 800.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.

Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã sử dụng trên 1.681 ha mặt nước để nuôi tôm, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha, tôm sú 1.197,7 ha.

Dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ vì một số mặt hàng hải sản rớt giá, trong khi chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao.

Ngày 29/5/2015, tại huyện Phước Long, Phân viện Nuôi trồng thủy sản Minh Hải phối hợp Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu và UBND huyện Phước Long tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến”. Có hơn 100 bà con nông dân vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản của huyện Phước Long tham dự.