Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Cá Khoai Và Ruốc

Liên tục từ 20/11 – 9/12, ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) liên tục trúng cá khoai và ruốc.
Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.
Hiện, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn có 240 tàu, thuyền, công suất trên 20 CV tham gia hoạt động đánh bắt gần bờ. Từ 20/11 đến nay, 2 xã đánh bắt được 127 tấn ruốc và cá khoai, trong đó xã Quảng Công đánh bắt được 85 tấn. Thuyền trúng nhất mỗi ngày thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng.
Việc liên tục trúng cá khoai và ruốc trong những ngày qua đã giúp ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn tăng thu nhập, ổn định cuộc song.
Nguồn bài viết: http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=40&newsid=2-18-51148
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, bốn mùa mây phủ, khí hậu mát mẻ quanh năm, chè phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh túy của trời đất tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết đến lạ thường.

Cây Hồng hoa là loại dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của loại cây này, bước đầu cho kết quả tích cực, là tín hiệu vui cho người nông dân và ngành nông nghiệp Dak Lak trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.