Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Cá Ngừ

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.
Phú Yên có 1.005 tàu công suất từ 90 đến 450 mã lực, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa. Từ khi có Quyết định 48 của Chính phủ đến nay, tỉnh Phú Yên đã giải ngân hơn 95 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa. Trong đó, riêng năm 2013 hỗ trợ hơn 40 tỷ đồng cho 827 tàu cá thực hiện 1.096 chuyến biển.
Do giá nhiên liệu tăng, giá cá ngừ giảm từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg so với các năm trước, nên sản lượng khai thác cá ngừ năm 2013 chỉ đạt khoảng 4.500 tấn, giảm hơn 1.500 tấn so với năm 2012. Vì vậy, có thời điểm gần 80% tàu câu cá ngừ đại dương phải nằm bờ do thua lỗ.
Hiện tỉnh Phú Yên đang tổ chức sắp xếp các tàu cá khai thác xa bờ thành những tổ, đội, nhóm nghề; đưa công tác quản lý nghề cá trên biển vào hoạt động để cung cấp kịp thời thông tin khí tượng, dự báo ngư trường; đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và tăng cường hỗ trợ ngư dân bám biển.
Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, đang triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật đánh bắt, bảo quản sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương; tiếp tục lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh nhằm bảo đảm thông tin liên lạc giữa ngư dân với các ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 5,4 -5,5 triệu đồng/tạ, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tái, tăng đàn trở lại.

Hiện nay có một thực tế đang tồn tại, đó là tình trạng tôm nuôi công nghiệp bị chết, người dân bơm xả trực tiếp ra môi trường. Hành vi này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh, lây lan.

Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác đạt 23.200 tấn, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt hơn 22.000 tấn. Sản lượng thủy sản đạt cao là nhờ thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác vụ cá Nam. Do giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên khuyến khích ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.