Ngư Dân Phú Yên Tham Quan Tàu Vỏ Thép

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, ngư dân, doanh nghiệp muốn đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất là 3%/năm.
Đây là cơ hội để ngư dân và các doanh nghiệp ở Phú Yên hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Để học hỏi kinh nghiệm, hơn 20 ngư dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên vừa đi tham quan Nhà máy đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC) và Trường đại học Nha Trang (Khánh Hòa).
Tại đây, ngư dân đã được quan sát, tìm hiểu về hoạt động của tàu vỏ thép Hoàng Anh 01 - tàu cá đầu tiên trong tổng số 22 tàu vỏ thép được SBIC đóng thí điểm cho ngư dân Quảng Ngãi; được trao đổi, nghe các chuyên gia tư vấn về ưu điểm, lợi ích của tàu cá vỏ thép để ngư dân có sự lựa chọn khi đầu tư đóng tàu.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây vài năm ở Nam Định, nuôi nhím được coi là nghề “hái” ra tiền nên đã thu hút nhiều hộ nông dân không ngần ngại đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này.

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.

Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.

Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.