Ngư Dân Miền Trung Tranh Thủ Ra Khơi Đảm Bảo Nguồn Cung Tết

Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, hàng ngàn tàu cá của ngư dân miền Trung hối hả ra khơi đánh bắt để có nguồn hàng dồi dào cung cấp cho thị trường dịp Tết cổ truyền.
Sáng sớm những ngày cận Tết, tại cảng cá Thọ Quang, TP. Đà Nẵng, hàng trăm phương tiện đánh bắt xa bờ của ngư dân miền Trung vừa trở về.
Giao hết số hải sản vừa đánh bắt được cho chủ hàng, các ngư dân lại hối hả nhận nhiên liệu, thực phẩm, kiểm tra ngư cụ chuẩn bị tiếp tục ra khơi. Trên khuôn mặt của cả người bán lẫn người mua đều hồ hởi, bởi giá hải sản trong dịp cận Tết cao hơn ngày thường từ 20 - 30%.
Thuyền trưởng tàu BĐ 96950TS Huỳnh Thế Bảo (trú tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) hồ hởi: Sau 10 tuần đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, tàu của anh đánh bắt được 4 tấn cá. Tàu của anh sẽ tiếp chuyến đi biển cuối năm và cập bến vài ngày trước Tết.
Phấn khởi và hy vọng bội thu cho chuyến đi biển cuối năm, anh Nguyễn Tấn Đạt, chủ tàu cá QNg 981125 TS (trú tại Quảng Ngãi) chia sẻ: Trên tàu có 10 lao động đều là nguồn thu nhập chính của gia đình. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, biển lặng chúng tôi quyết định vươn khơi tìm luồng cá đánh bắt với hy vọng bội thu để mang lộc biển về ăn Tết.
Năm 2013, nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi làm ăn mang lại hiệu quả. Điển hình như đội tàu cá của ngư dân Nguyễn Gia Viên (Lý Sơn) khai thác đạt gần 500 tấn hải sản các loại, thu nhập gần 11 tỷ đồng, trung bình mỗi lao động có thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Cát, Phó Trưởng Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, TP. Đà Nẵng cho biết: Phiên biển cuối năm, hằng ngày có hàng trăm tàu cá của ngư dân miền Trung vươn khơi đến các ngư trường trọng điểm để đánh bắt hải sản. Sau quãng thời gian thời tiết diễn biến thất thường và biển động mạnh, tàu phải nằm bờ, hiện nay thời tiết nắng ấm, bà con đã ra khơi trở lại, phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán.
Nhu cầu thị trường hải sản trong dịp tết tăng cao, do đó, giá cả dự đoán ngày cận Tết sẽ tăng khoảng 30%. Đó là động lực lớn để ngư dân vươn khơi, mang nguồn hàng hải sản về nhiều sẽ góp phần ổn định thị trường và nâng cao thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.