Ngư Dân Mang Lộc Biển Về Đất Liền

Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.
Trong hai ngày đầu năm mới, tại cảng cá phường 6 và Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên) hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương lần lượt vào bến, mang theo gần 100 tấn cá ngừ đại dương. Bình quân mỗi tàu đánh bắt được 20-30 con, tương đương 1-1,5 tấn/tàu.
Ngư dân Trần Văn Xếp (phường 6, TP Tuy Hòa) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có hai tàu, hiện đã có một tàu vào bến. Với hơn 1,5 tấn cá đánh bắt được trong chuyến đầu tiên trong năm, tôi thu lãi gần 100 triệu đồng. Đây là số tiền rất có ý nghĩa trong ngày đầu năm. Chiếc thứ hai đang trên đường về còn “thắng” hơn chiếc này".
Cùng chung niềm vui với ông Xếp, ông Mai Thanh Minh chủ tàu PY-92628 TS cho hay: “Tàu tôi đi chuyến này mất gần một tháng và câu được hơn 1,5 tấn cá ngừ đại dương. Hiện cá ngừ xuất hiện nhiều, tôi dự tính cho anh em nghỉ ngơi, chơi tết vài ngày và chuẩn bị vật tư, lương thực thực phẩm cho một chuyến sắp tới, không bỏ lỡ cơ hội”.
Theo bà Nguyễn Thị Xinh, chủ doanh nghiệp tư nhân thu mua cá ngừ Khải Vỹ, chỉ riêng ngày mồng 2 tết, đã mua được gần 10 tấn cá loại một, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và khoảng 10 tấn loại hai cung cấp các doanh nghiệp chế biến trong nước.
Để giải phóng nhanh tàu cho ngư dân, doanh nghiệp đã huy động tối đa nhân công và bốn xe đông lạnh, cấp tốc cân, vận chuyển cá để bà con tranh thủ thời gian ăn tết, sớm quay lại biển.
“Trong hai ngày đầu năm, doanh nghiệp của tôi đã nhập gần 20 tấn cá ngừ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Số cá trên đã được chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong nước”, ông Lê Văn Lợi, chủ doanh nghiệp thu mua cá ngừ Lợi Anh cũng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.