Ngư dân khát vốn đóng tàu nhưng không vay được tiền
Theo đó, đầu năm đến nay, ngư dân Hoài Nhơn đã đóng 180 tàu cá công suất lớn, với số vốn bình quân khoảng 4 tỉ đồng/tàu nhưng số hộ tiếp cận, vay vốn ngân hàng rất khó khăn.
Hiện mới chỉ có 2/35 tàu cá trong danh sách được cho vay vốn đóng tàu được giải ngân vốn.
"Ngư dân huyện chúng tôi rất cần vốn tàu tàu, nhưng không hiểu sao lại khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đến vây.
Đề nghị tỉnh xem xét, tháo gỡ khó khăn này để ngư dân tiếp tục bám biển ra khởi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương", ông Trương nói.
Trước tình trạng tàu cá bị cướp tài sản hoặc bị tấn công trong thời gian qua, ông Trương cũng đề nghị với tỉnh cần có chính sách, phương pháp hỗ trợ, bảo vệ ngư dân yên tâm bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Chiến, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết, việc sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo ở Tiền Giang đến mức báo động.

Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 25-8 đến nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã xảy ra 3 ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình chăn nuôi hỗn hợp gồm heo rừng lai, gà, ngan Pháp, bồ câu Pháp và cá trê lai đã giúp gia đình ông Hà Kim Nhàn, 53 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thu hơn 100 triệu đồng/năm.
Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của anh Phan Văn Hoài ở kiệt 154, đường Nguyễn Du, thành phố Đông Hà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh.

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.