Ngư Dân Khánh Hòa Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa được mùa cá ngừ đại dương; giá cá ngừ ở mức cao nên ngư dân rất phấn khởi.
Sáng 8/8, nhiều tàu câu cá ngừ cập cảng Hòn Rớ (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) sau chuyến biển kéo dài hơn 20 ngày.
Ông Phạm Tấn Thành, chủ tàu KH 93159 TS cho biết, chuyến này tàu ông đánh bắt được gần 60 con cá ngừ đại dương, trung bình mỗi con nặng 40 - 50 kg, cá biệt có những con nặng 65 - 70 kg.
“Giá cá ngừ đang ở mức 110.000 đồng/kg, cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Trừ phí tổn sau chuyến biển, tàu tôi lãi hơn 100 triệu đồng, anh em thuyền viên cũng được khoảng 10 triệu đồng/người”, ông Thành nói.22
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.
Có thể bạn quan tâm

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.