Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc

Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc
Ngày đăng: 03/03/2015

2 năm liên tiếp vừa qua, biển mất mùa ruốc. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, ngư dân trong tỉnh Khánh Hòa rất phấn khởi vì một mùa ruốc bội thu đang bắt đầu.

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

Chị Nguyễn Thị Nhi phấn khởi cho biết: “Từ mùng 4 Tết, chồng tôi đã theo ghe đánh ruốc. Tôi cũng ra đây bốc ruốc thuê. Nhờ trúng mùa ruốc nên mấy ngày qua, cả hai vợ chồng cũng kiếm được khoảng 3 triệu đồng”. Theo ngư dân Nguyễn Văn Sáu (65 tuổi, trú tổ dân phố Thủy Đầm), mùa đánh ruốc bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán và kéo dài hết tháng Giêng.

Tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng mùa ruốc năm nay hứa hẹn sẽ bội thu. “Chúng tôi xuất phát từ 3 giờ sáng, đến 3 giờ chiều thì vào bờ, bình quân mỗi chuyến đánh được trên 3 tạ rưỡi. Trừ chi phí rồi chia đều, mỗi người cũng kiếm được gần 1 triệu đồng mỗi chuyến”, ông Sáu nói.

Năm nay, nhiều ngư dân ở Nha Trang cũng ra biển đánh ruốc sớm, ngay từ mùng 2 Tết. Hầu hết tàu hành nghề này không cập cảng lớn mà chỉ đậu cách xa các bến thuyền nhỏ, rồi chuyển ruốc vào bờ bằng thuyền thúng. Trong đó, tập trung đông nhất là khu vực bến Giã ở tổ 1 Trường Hải, phường Vĩnh Trường.

Từ mùng 2 Tết đến nay, không khí tại bến thuyền này luôn tấp nập với hàng chục chiếc tàu đánh ruốc về bến mỗi chiều. Những lúc như thế, trên bến luôn có từ 3 - 5 thương lái chờ mua ruốc. Theo một thương lái, mấy ngày qua, bình quân mỗi ngày bà thu mua trên 2,5 tấn ruốc, giá dao động từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Anh Lê Văn Hồng (tổ 1 Trường Hải) cho biết, vụ ruốc năm nay trúng lớn, vì thế những tàu làm nghề đánh ruốc trong vùng đều ra biển ngay từ đầu vụ.

Nhưng để thành công, mỗi chuyến biển đòi hỏi phải có người dày dạn kinh nghiệm coi ruốc nổi để chỉ điểm. “Ba tôi coi ruốc nổi rất tinh, nhưng năm nay ông già rồi nên đành giao tàu cho 3 anh em tôi. Chúng tôi phải thuê một người có kinh nghiệm đi cùng để tìm đàn ruốc nổi và phải chia cho họ nhiều hơn chúng tôi nửa phần. Mấy chuyến vừa qua, chúng tôi đều thắng lợi. Trừ chi phí tiền dầu, tiền ăn, mỗi chuyến anh em tôi lãi khoảng trên dưới 2 triệu đồng”, anh Hồng phấn khởi nói.

Lượng ruốc đánh bắt được nhiều nên ngư dân rất phấn chấn ngay từ đầu vụ. Tuy nhiên, họ cũng không khỏi băn khoăn khi giá ruốc đang giảm từng ngày. Bà Trịnh Thị Hợi (tổ 1 Trường Hải) cho biết: “Năm ngoái, 1kg ruốc bán ít nhất cũng được 15.000 đồng. Nhưng năm nay, mấy chuyến đầu chỉ bán được 13.000 đồng, sau đó giảm xuống 12.000 đồng/kg, thậm chí có nhiều sọt thương lái chê nhũn để ép xuống còn 8.000 đồng/kg. Tôi không chịu để họ ép giá nên giữ lại mang về làm mắm”.


Có thể bạn quan tâm

Cách cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao Cách cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao

Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất cao.

17/07/2015
Kỹ thuật tạo ong chúa và nhân đàn lấy mật ong siêu dễ Kỹ thuật tạo ong chúa và nhân đàn lấy mật ong siêu dễ

Mật ong ẩn chứa kho báu giá trị dinh dưỡng và dược liệu trong nhiều thế kỷ. Nó có chứa flavonoid, chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim. Vậy có cách nào để buộc ong mật phải sinh sản ra nhiều nguyên liệu tuyệt vời này?

17/07/2015
Hết thời bay trên cánh... đà điểu Hết thời bay trên cánh... đà điểu

Vài năm trở lại đây, do đầu ra khó khăn và con giống khan hiếm, nên việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam đành bỏ trống chuồng hoặc chuyển sang con vật nuôi khác. Cái thời bay trên cánh... đà điểu ở đây đã không còn.

17/07/2015
Hậu Giang đạt 11 xã nông thôn mới cuối năm 2015 Hậu Giang đạt 11 xã nông thôn mới cuối năm 2015

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2015, tỉnh Hậu Giang đặt ra mục tiêu có 11/54 xã (chiếm 20%) hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Hiện Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cùng các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng tốc về đích vào cuối năm.

17/07/2015
Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng

Ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, không sợ nguồn nước ô nhiễm, không sợ nắng nóng kéo dài mà lại thu lợi nhuận khá là những chia sẻ của người dân Trà Vinh đối với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng.

17/07/2015