Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc

2 năm liên tiếp vừa qua, biển mất mùa ruốc. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, ngư dân trong tỉnh Khánh Hòa rất phấn khởi vì một mùa ruốc bội thu đang bắt đầu.
Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.
Chị Nguyễn Thị Nhi phấn khởi cho biết: “Từ mùng 4 Tết, chồng tôi đã theo ghe đánh ruốc. Tôi cũng ra đây bốc ruốc thuê. Nhờ trúng mùa ruốc nên mấy ngày qua, cả hai vợ chồng cũng kiếm được khoảng 3 triệu đồng”. Theo ngư dân Nguyễn Văn Sáu (65 tuổi, trú tổ dân phố Thủy Đầm), mùa đánh ruốc bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán và kéo dài hết tháng Giêng.
Tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng mùa ruốc năm nay hứa hẹn sẽ bội thu. “Chúng tôi xuất phát từ 3 giờ sáng, đến 3 giờ chiều thì vào bờ, bình quân mỗi chuyến đánh được trên 3 tạ rưỡi. Trừ chi phí rồi chia đều, mỗi người cũng kiếm được gần 1 triệu đồng mỗi chuyến”, ông Sáu nói.
Năm nay, nhiều ngư dân ở Nha Trang cũng ra biển đánh ruốc sớm, ngay từ mùng 2 Tết. Hầu hết tàu hành nghề này không cập cảng lớn mà chỉ đậu cách xa các bến thuyền nhỏ, rồi chuyển ruốc vào bờ bằng thuyền thúng. Trong đó, tập trung đông nhất là khu vực bến Giã ở tổ 1 Trường Hải, phường Vĩnh Trường.
Từ mùng 2 Tết đến nay, không khí tại bến thuyền này luôn tấp nập với hàng chục chiếc tàu đánh ruốc về bến mỗi chiều. Những lúc như thế, trên bến luôn có từ 3 - 5 thương lái chờ mua ruốc. Theo một thương lái, mấy ngày qua, bình quân mỗi ngày bà thu mua trên 2,5 tấn ruốc, giá dao động từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Anh Lê Văn Hồng (tổ 1 Trường Hải) cho biết, vụ ruốc năm nay trúng lớn, vì thế những tàu làm nghề đánh ruốc trong vùng đều ra biển ngay từ đầu vụ.
Nhưng để thành công, mỗi chuyến biển đòi hỏi phải có người dày dạn kinh nghiệm coi ruốc nổi để chỉ điểm. “Ba tôi coi ruốc nổi rất tinh, nhưng năm nay ông già rồi nên đành giao tàu cho 3 anh em tôi. Chúng tôi phải thuê một người có kinh nghiệm đi cùng để tìm đàn ruốc nổi và phải chia cho họ nhiều hơn chúng tôi nửa phần. Mấy chuyến vừa qua, chúng tôi đều thắng lợi. Trừ chi phí tiền dầu, tiền ăn, mỗi chuyến anh em tôi lãi khoảng trên dưới 2 triệu đồng”, anh Hồng phấn khởi nói.
Lượng ruốc đánh bắt được nhiều nên ngư dân rất phấn chấn ngay từ đầu vụ. Tuy nhiên, họ cũng không khỏi băn khoăn khi giá ruốc đang giảm từng ngày. Bà Trịnh Thị Hợi (tổ 1 Trường Hải) cho biết: “Năm ngoái, 1kg ruốc bán ít nhất cũng được 15.000 đồng. Nhưng năm nay, mấy chuyến đầu chỉ bán được 13.000 đồng, sau đó giảm xuống 12.000 đồng/kg, thậm chí có nhiều sọt thương lái chê nhũn để ép xuống còn 8.000 đồng/kg. Tôi không chịu để họ ép giá nên giữ lại mang về làm mắm”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.

90% số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai hiện đang nuôi gia công cho các DN nước ngoài, trong đó lớn nhất là C.P”, L., chủ một trại chăn nuôi ở Đồng Nai bộc bạch. Anh L. trước đây cũng từng làm chủ DN nhưng thị trường chăn nuôi quá bấp bênh, đầu ra không ổn định nên cuối cùng phải chấp nhận nuôi gia công cho C.P, lợi nhuận thấp hơn nhưng “thu nhập ổn định”.

Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam - cho biết, từ đầu năm tới nay, giá xăng giảm nhiều lần nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ giảm ở mức vài trăm đồng nên các nhà cung cấp không điều chỉnh giá tương ứng. Tuy nhiên, lần giảm giá ngày 7/11 nhiều hơn nên siêu thị sẽ có công văn đề nghị nhà cung cấp xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý.