Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm

Năm nay thời tiết thuận lợi, lượng cá cơm tại ngư trường của ngư dân tương đối nhiều nên những chuyến tàu ra khơi của ngư dân cập bến đều đầy ấp cá cơm, mang đến cho ngư dân niềm vui lớn.
Trung bình mỗi tàu sau một chuyến ra khơi sẽ mang về đất liền từ 5 – 7 tấn cá cơm, các tàu công suất lớn có khi khai thác được hơn 10 tấn sau mỗi chuyến ra khơi. Hiện nay, cá cơm tươi được các chủ vựa thu mua với giá từ 13.000 – 14.000 đồng/kg; sau đó sẽ được đem đi hấp, rồi phơi hoặc sấy khô để bán lại cho các thương lái từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Cá cơm khô hiện được các thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 50.000 – 55.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô trên địa bàn có từ 30 – 40 lao động, mỗi lao động có thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân trong tỉnh Bình Thuận hiện đang dồn sức sản xuất vụ mùa. Tuy nhiên, trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, khả năng nhiều khó khăn đang chờ đợi trước mắt, đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp đối phó...

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trên 4.554 ha diện tích lúa thu đông bị đổ ngã do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.

Theo các chuyên gia ngành cà phê, trong khi tồn kho của các nước đều đang cao, Brazil có thể hạ giá để thúc đẩy xuất khẩu thì Việt Nam lại ra sức ghìm giữ cà phê. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu trong thời gian tới.

Gần đây giá thu mua quả mây lên tới gần 100.000 đồng/kg nên người dân ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế đua nhau vào rừng hái loại quả này bán sang Trung Quốc.