Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm

Năm nay thời tiết thuận lợi, lượng cá cơm tại ngư trường của ngư dân tương đối nhiều nên những chuyến tàu ra khơi của ngư dân cập bến đều đầy ấp cá cơm, mang đến cho ngư dân niềm vui lớn.
Trung bình mỗi tàu sau một chuyến ra khơi sẽ mang về đất liền từ 5 – 7 tấn cá cơm, các tàu công suất lớn có khi khai thác được hơn 10 tấn sau mỗi chuyến ra khơi. Hiện nay, cá cơm tươi được các chủ vựa thu mua với giá từ 13.000 – 14.000 đồng/kg; sau đó sẽ được đem đi hấp, rồi phơi hoặc sấy khô để bán lại cho các thương lái từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Cá cơm khô hiện được các thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 50.000 – 55.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô trên địa bàn có từ 30 – 40 lao động, mỗi lao động có thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.