Ngư Dân Hải Phòng Được Mùa Sứa

Ngư dân các quận, huyện Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Cát Hải (TP.Hải Phòng) những ngày này đang phấn khởi vì được mùa sứa.
Tại bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn, hầu như ngày nào sứa cũng trải trắng bãi cá. Người ta cắt sứa chất đầy thùng xốp rồi đóng gói, chuyển đi. Thương gia Trung Quốc cũng có mặt tại chỗ để cất hàng. Có tới gần 10 xưởng chế biến hải sản tại đây, thu mua toàn bộ sứa đánh về. Mỗi xưởng thuê tới 20 lao động cho mỗi ca làm việc, và làm liên tục 3 ca/ngày.
Trước đây, khi chế biến sứa, người ta chỉ lấy phần tay, chân và óc sứa, phần thân thả uống biển, gây ô nhiễm môi trường. Bây giờ, sứa được xuất khẩu, toàn bộ con sứa được sử dụng, sau khi ngâm trong nước ngọt, làm sạch, ướp muối và tẩy phèn cho trắng rồi cắt nhỏ chứa trong túi nilon, đóng thùng gỗ. Mỗi thùng sứa nặng 10 - 12 kg, giá 150.000 đồng/thùng. Mỗi ca làm việc, một xưởng sứa có thể đóng 1.500 thùng. Mỗi công lao động trong xưởng sứa là 200.000 đồng/ngày.
Là công nhân Xí nghiệp Thủy sản Đồ Sơn, anh Ngô Đức Đường trong khi đứng đợi tàu của xí nghiệp cập bến, hồ hởi cho biết: “Từ nay đến hết giữa tháng 4 âm lịch là mùa đánh sứa. Có đánh được sứa hay không phải phụ thuộc vào nước lên và tuần trăng.
Đang đúng giữa tháng nên sứa về nhiều lắm, từ 1 giờ đêm hôm qua đến tận 3 giờ chiều nay, các thuyền đánh sứa liên tục về bến với sứa thu hoạch đầy khoang”.
Cũng theo anh Đường, năm được mùa, bà con ngư dân coi như trúng lớn bởi thu nhập từ sứa chiếm 1/2 thu nhập cả năm. Khoảng 7 năm nay, sứa Hải Phòng được xuất khẩu sang Trung Quốc, còn trước kia người dân đánh cò con nên chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh ngoài tỉnh là hết, mà giá cũng rẻ.
Chị Nguyễn Thị Trang, vợ của chủ tàu cá Đinh Đình Hoàng ở Đồ Sơn, cũng chia sẻ: "Một ngày, mỗi thuyền đánh được từ 100 - 500 đầu sứa. Thuyền sứa về là các cơ sở chế biến thu ngay, không còn mà mang ra chợ bán. Mỗi con sứa giá khoảng 15.000 đồng, con to có giá 20.000 đồng, chỉ sợ không đánh kịp mà bán.
Thu nhập trung bình của ngư dân sau mùa đánh sứa, từ thuyền nhỏ đến thuyền to được khoảng 10 - 40 triệu đồng. Năm nào được mùa sứa là chúng tôi yên tâm phần nào cho nghề sống dựa vào biển của mình rồi”.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, rà soát khẩn trương có văn bản hướng dẫn, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng, địa phương và các đề xuất kiến nghị thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới.

Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.