Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Hà Tĩnh Được Mùa Tép Biển

Ngư Dân Hà Tĩnh Được Mùa Tép Biển
Ngày đăng: 25/01/2014

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

Thời điểm này hàng trăm tàu thuyền có công suất từ 12 - 45CV của ngư dân ở các xã bãi ngang Thạch Hải, Thạch Long (thuộc huyện Thạch Hà), xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)… lại nhộn nhịp ra khơi vùng gần bờ, vùng lộng để đánh bắt tép biển và các loại cá.

Mỗi chuyến ra khơi một thuyền với khoảng 3 lao động đánh bắt được từ 6 - 10 tạ tép/ngày, thu về lợi nhuận từ 7 - 9 triệu đồng, cá biệt đợt cao điểm có thuyền còn đánh được gần 2 tấn tép, kiếm được 15 - 17 triệu đồng/ngày…

Ngư dân Nguyễn Văn Trí (ở xã Thạch Hải - chủ tàu HT 10436 TS) đang nhập hàng tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, cho biết: “Tàu của tôi công suất 24CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ. Mấy ngày qua, chuyến nào ra khơi cũng khai thác được trung bình 8 tạ tép, sau khi trừ chi phí xăng dầu còn lời khoảng 6 triệu đồng. Đã 3 năm liên tục mất mùa tép biển nhưng năm nay được mùa lớn, bán được giá cao, thị trường ưa chuộng nên ngư dân rất phấn khởi…”.

Theo kinh nghiệm của các ngư dân Hà Tĩnh, đánh tép biển không cần phải đi xa, cũng không mất quá nhiều công sức, lại dễ hơn so với đánh các loại tôm, cá khác. Mùa tép biển thường kéo dài độ tháng 10 Âm lịch cho đến tháng giêng năm sau. Ngoài chế biến ruốc, mắm tôm, tép biển còn phơi sấy khô làm thực phẩm dùng quanh năm.

Tép biển là loài sống thành đàn ở độ sâu khoảng 100 - 200m, sống dưới bùn cát, dụng cụ đánh bắt là kheo, lưới rút, hoặc đơn giản là một cái dạ với sào tre. Con tép ở vùng biển Hà Tĩnh ngon hơn so với các vùng khác nên thương lái rất ưa thích, không xảy xa tình trạng ế hàng.

Đánh bắt tép được mùa không chỉ vừa mang lại thu nhập cao cho ngư dân mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi của địa phương, trong đó chỉ tính riêng việc mua tép từ các bến thuyền ở cảng rồi vận chuyển về bán lại ở các chợ đầu mối, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày cũng lãi khoảng 200.000 - 300.000 đồng/người. Đặc biệt, ở Hà Tĩnh tép biển phần lớn để chế biến ruốc nên nhiều gia đình làm ruốc ở đây cũng thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/mùa tép…


Có thể bạn quan tâm

Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo Liên kết sản xuất để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

04/06/2015
Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015 Đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa hè 2015

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

04/06/2015
Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015 Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

04/06/2015
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

04/06/2015
Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập

UBND huyện Yên Lập phối hợp với Công ty TNHH Cường Tân tổ chức tổng kết mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 do Việt Nam sản xuất, áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI).

04/06/2015