Ngư Dân Góp Lưới Vươn Khơi

Nhiều ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi) góp vốn với chủ tàu mua lưới đánh bắt hải sản. Sau tết, họ hối hả vươn khơi thay vì phải nằm bờ như nhiều tàu cá ở các địa phương khác, do thiếu bạn đi biển.
Mượn vốn góp lưới
Sau tết, ngư dân Ngô Thanh Phong - chủ tàu cá QNg – 98888 cùng với 9 bạn chài tất bật sắm nhiên liệu và thực phẩm để xuất hành chuyến biển đầu năm. Chiếc tàu cá với công suất 400CV nổ máy rẽ sóng tiến ra vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Ngư dân Đặng Văn Khá của tàu cá anh Phong tâm sự: “Ngư dân chúng tôi đều có hoàn cảnh khó khăn nên nhiều chủ tàu sẵn sàng cho mượn vốn góp mua lưới. Nhờ vậy, bạn chài đều có phần hùn vốn trên chiếc tàu cá mình đang đánh bắt. Riêng tôi được chủ tàu cho mượn 10 triệu đồng và chỉ sau thời gian ngắn đã hoàn trả vốn”.
Năm 2011, anh Phong đầu tư 1,1 tỷ đồng đóng mới tàu cá và cho nhiều bạn chài mượn từ 10 – 20 triệu đồng để hùn vốn mua giàn lưới cản với số tiền 900 triệu đồng.
Ngư dân Nguyễn Dương - chủ tàu cá QNg – 46814, nhiều lần cho bạn chài mượn hàng chục triệu đồng để góp một phần lưới đánh bắt hải sản. Và số tiền ấy được các ngư dân trả dần sau những chuyến đánh bắt đạt sản lượng cao. “Không chỉ riêng tôi, các chủ tàu nơi đây đều cho bạn chài mượn vốn để góp cổ phần. Vì vậy, nhiều ngư dân khó khăn có điều kiện tham gia đánh bắt hải sản với mức thu nhập tương đối ổn định” – anh Dương nói.
Ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Quang cho biết: Hiện trên địa bàn xã có 229 tàu cá với gần 2.000 ngư dân tham gia đánh bắt trên biển. Nhiều chủ tàu cho bạn chài mượn vốn góp lưới, có người mượn 30 – 50% vốn góp, nên họ luôn tích cực bám biển. Vì vậy nơi đây không có tàu cá nằm bờ vì thiếu ngư dân.
Đồng lòng vươn khơi
Sau mỗi chuyến đánh bắt, anh Phong cùng với bạn chài trừ các khoản chi phí và chi 30% khoản lãi cho chủ tàu vào việc khấu hao, sửa chữa và nâng cấp tàu. 70% tiền lãi được các anh chia đều theo tỷ lệ vốn góp. Chuyến biển giáp tết sau 6 ngày đánh bắt, riêng anh thu về khoản lãi 36,5 triệu đồng, mỗi bạn chài được chia 6,5 triệu đồng.
“Lời cùng ăn, lỗ cùng chịu, nhưng hiếm khi tụi tui bị lỗ vốn vì ai cũng đồng lòng ra sức lao động nên thu nhập cao. Do có vốn góp nên những bạn chài đã gắn bó với tôi trong suốt 3 năm qua chứ không bỏ qua đi bạn cho những tàu khác. Cứ đến ngày xuất bến thì mọi người đều tụ tập đầy đủ lo mua nhiên liệu, thực phẩm để vươn khơi” – anh Phong cho biết.
“Tụi tui đều có vốn góp nên ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ, cùng nhau làm tất cả mọi việc. Tình cảm như anh em một nhà, luôn bảo ban, nhắc nhở và không bao giờ to tiếng với nhau cả…” – ngư dân Lê Văn Mến, đi bạn trên tàu cá của anh Phong, tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.