Ngư dân được giới thiệu máy dò quét hiện đại

Đây là máy quét có công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản. Hiện, ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận đã lắp đặt trên 50 máy quét Koden KDS 6000BB và đánh giá thực tế có nhiều đặc tính vượt trội. Đó là độ phân giải và khả năng khử nhiễu cao, hình ảnh hiển thị rõ nét, xử lý và phân biệt tín hiệu cá chính xác, rõ ràng hơn tất cả các loại máy Sonar hiện nay. Tốc độ quét nhanh hơn, có bước quét 15 và 20 độ, máy có tốc độ quét nhanh hơn tốc độ quét của các máy quét hiện nay trên thị trường. Nhờ vậy mà ngư dân có thể phát hiện đàn cá nhanh hơn, rút ngắn thời gian đánh bắt, tăng khả năng thành công chuyến biển.
Dò quét tần số, tích hợp 6 loại tính năng của 6 loại Sonar trong 1. Máy dò quét Koden KDS 6000BB có thể điều chỉnh tần số máy dò quét từ 130 KHz đến 210 KHz; đồng thời, có thể thay đổi góc mở đứng chùm tia linh hoạt từ 8 đến 12 độ (các máy quét thông thường chỉ có thể sử dụng duy nhất một tần số cố định với 1 góc mở chùm tia cố định). Nhờ các đặc tính trên nên máy quét Koden KDS 6000BB có thể thiết lập 6 chế độ dò cá khác nhau ở các tần số và góc quét, bước quét khác nhau. Sau khi ghi 6 chế độ thiết lập vào bộ nhớ thì tương đương với 6 máy quét khác nhau nên có thể ứng dụng máy cho nhiều loại nghề khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.

Cải tạo ao đầm là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm. Hiện đang bước vào mùa cải tạo, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) đồng loạt sên, vét vuông nuôi, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm 2014. Công tác cải tạo vuông nuôi gắn với bảo vệ môi trường cũng được các ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

So với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, nghề khai thác yến ở Việt Nam còn rất non trẻ (xuất hiện từ đầu những năm 2000), nhưng tổ yến Việt Nam lại được đánh giá cao trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hỗn tạp trên thị trường yến đang tác động tiêu cực đến nghề khai thác yến ở Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Một trong những nguyên nhân chính xảy ra bệnh là do người chăn nuôi còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.