Ngư dân được giới thiệu máy dò quét hiện đại

Đây là máy quét có công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản. Hiện, ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận đã lắp đặt trên 50 máy quét Koden KDS 6000BB và đánh giá thực tế có nhiều đặc tính vượt trội. Đó là độ phân giải và khả năng khử nhiễu cao, hình ảnh hiển thị rõ nét, xử lý và phân biệt tín hiệu cá chính xác, rõ ràng hơn tất cả các loại máy Sonar hiện nay. Tốc độ quét nhanh hơn, có bước quét 15 và 20 độ, máy có tốc độ quét nhanh hơn tốc độ quét của các máy quét hiện nay trên thị trường. Nhờ vậy mà ngư dân có thể phát hiện đàn cá nhanh hơn, rút ngắn thời gian đánh bắt, tăng khả năng thành công chuyến biển.
Dò quét tần số, tích hợp 6 loại tính năng của 6 loại Sonar trong 1. Máy dò quét Koden KDS 6000BB có thể điều chỉnh tần số máy dò quét từ 130 KHz đến 210 KHz; đồng thời, có thể thay đổi góc mở đứng chùm tia linh hoạt từ 8 đến 12 độ (các máy quét thông thường chỉ có thể sử dụng duy nhất một tần số cố định với 1 góc mở chùm tia cố định). Nhờ các đặc tính trên nên máy quét Koden KDS 6000BB có thể thiết lập 6 chế độ dò cá khác nhau ở các tần số và góc quét, bước quét khác nhau. Sau khi ghi 6 chế độ thiết lập vào bộ nhớ thì tương đương với 6 máy quét khác nhau nên có thể ứng dụng máy cho nhiều loại nghề khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.