Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn

Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị bàn về dự thảo nghị định một số chính sách phát triển thủy sản được tổ chức tại Đà Nẵng chiều 13/6, do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì.
Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo 9 tỉnh thành phố ven biển gồm Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre và Cà Mau; các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nghề cá Việt Nam, Nghiệp đoàn nghề cá, một số ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đóng tàu lớn trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND) miền Tây đã làm nên những “kỳ tích” nông nghiệp

Từ dịch vụ làm đất, thu hoạch lúa và 5ha đất trồng 2 vụ lúa, 1 vụ mè, có năm trúng mùa, trúng giá gia đình anh Hải thu nhập hàng tỷ đồng.

Với giá bán như hiện nay, 1ha cà phê xen canh sầu riêng này sẽ cho doanh thu gần 800 triệu đồng, cá biệt năm 2016 có hộ thu về 1,2 tỷ/ha đồng từ bán sầu riêng..

Ông Nguyễn Văn Tường, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang trồng tre để bán măng, lá và giống thu gần một triệu đồng mỗi ngày.

Bò sữa nguồn gốc Moncada (Cuba) được nông dân nhiều xã tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nuôi thử nghiệm từ 12 năm trước