Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn

Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị bàn về dự thảo nghị định một số chính sách phát triển thủy sản được tổ chức tại Đà Nẵng chiều 13/6, do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì.
Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo 9 tỉnh thành phố ven biển gồm Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre và Cà Mau; các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nghề cá Việt Nam, Nghiệp đoàn nghề cá, một số ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đóng tàu lớn trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.

Hiện nay, giá chôm chôm thường được thương lái mua tại vườn trong tỉnh Đồng Nai chỉ còn 800 - 1.000 đồng/kg, giảm 4 - 5 ngàn đồng/kg so với cuối tháng 7-2012. Do giá chôm chôm quá thấp, công thuê lao động hái cao nếu có thu hoạch bán cũng không đủ trả công nên nhiều nhà vườn đành bỏ trái chín không thu hoạch.

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, tuần qua, giá tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg tại Cà Mau tăng thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 300 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm có hơn 300 thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Ông Lê Triển, Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, ở Hải Lăng có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 đàn ong. Các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Long An...

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.