Ngư dân bỏ cá ngừ đại dương, chọn cá chuồn

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên - ba tỉnh có thế mạnh về đánh bắt cá ngừ đại dương - hiện đang là thời cao điểm của vụ đánh bắt cá ngừ đại dương nên sản lượng đánh bắt của các tỉnh đều tăng. Cụ thể, tính đến hết tháng 5, Bình Định đánh bắt được gần 4.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ. Khánh Hòa được 3.100 tấn, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.
Chính vì được mùa nên giá cá ngừ không cao như mong đợi của ngư dân. Theo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, hiện cá ngừ đại dương được các công ty mua với giá từ 95 - 105.000 đồng/kg. Mức giá này thấp hơn cùng thời điểm này của năm ngoái khoảng 30%.
Do giá cá thấp, nhiều chủ tàu và ngư dân đã chuyển sang đánh bắt cá chuồn thay vì cá ngừ.
Trước thông tin này, ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho biết, trên thực tế trước khi chuyển sang nghề câu cá ngừ, tàu thuyền của ngư dân làm nghề đánh cá chuồn, câu mực. Nay, thu nhập từ đánh bắt cá ngừ không đảm bảo nên ngư dân chuyển sang câu cá chuồn cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, chi phí để đánh bắt cá ngừ cao hơn nhiều so với đánh bắt cá chuồn. Ông Đáp cho biết, trung bình một chuyến câu cá ngừ đại dương kéo dài 30 ngày, chi phí dao động từ 120 - 160 triệu đồng, trong khi đánh bắt cá chuồn chỉ khoảng 7 - 10 ngày, chi phí khoảng vài chục triệu đồng. Đây cũng là lý do khiến nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương chuyển sang đánh bắt cá chuồn.
Thống kê của Sở NN&PTNT Phú Yên cho thấy, trong số 650 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của tỉnh, có 2/3 chuyển sang đánh bắt cá chuồn. Hiện giá cá chuồn dao động từ 17.000 - 20.000 đồng/kg.
Giá cá ngừ giảm, một phần do xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn trong những tháng qua. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào khoảng 104 triệu đô la Mỹ, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu cá ngừ giảm là do lượng cá ngừ khai thác của thế giới tăng, khiến giá cá ngừ đại dương thế giới giảm xuống dưới 1.000 đô la Mỹ/tấn. Đồng thời, đồng yên Nhật và đồng euro mất giá, trong khi, đô la Mỹ tăng giá cũng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.
Hiện mặt hàng cá ngừ đại dương của Việt Nam xuất sang 85 thị trường, trong đó, 8 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU, Asean, Nhật Bản, Israel, Mexico, Canada và Nga chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.