Ngư Dân Bình Châu Trúng Đậm Tôm Hùm Con

Tôm hùm con (tôm nhí) bất ngờ xuất hiện vào những ngày đầu tháng 4, nhiều ngư dân ở xã Bình Châu (Bình Sơn) trúng đậm. Nghề “hái” ra tiền này giúp nhiều người dân nơi đây có nguồn thu nhập khá cao, một ngày lặn biển có người thu được gần chục triệu đồng.
Vào buổi chiều, tại bờ biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, có nhiều người chuyên thu mua tôm nhí đứng trực chờ ngư dân săn tôm về. Chị Nguyễn Nhi Kha, một thương lái thu mua tôm nhí cho biết: “Giá tôm nhí đang tăng cao vì thị trường tiêu thụ ở Phú Yên, Khánh Hòa... đang rất cần nguồn hàng. Có bao nhiêu họ mua bấy nhiêu chứ không hề cò kè thêm bớt như mọi năm”.
Trái với phỏng đoán của nhiều ngư dân, năm nay tôm nhí bất ngờ xuất hiện nhiều vào những ngày đầu tháng 4 chứ không phải “quần tụ” về từ trước Tết đến tháng 3 như thường lệ. Trung bình sau một chuyến đi lặn từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều cùng ngày ngư dân săn được khá nhiều tôm.
Có người bắt được đến 50 con. Với giá bán dao động từ 120.000 - 500.000 đồng/con, ngư dân Bình Châu trúng lộc biển sau nhiều giờ lặn bắt tôm.
Vừa đặt chân lên bờ, ngư dân Đặng Sĩ Đào đã “bị” hàng chục thương lái vây quanh. Sau vài phút trao đổi, 9 con tôm nhí được bán với giá 150.000đ/con. Anh Đào cho hay: “Tôm nhí bất ngờ xuất hiện nhiều nên những ngày này ngư dân tụi tui sốt sắng săn tôm. Cả tuần nay rồi, ngày nào cũng bắt được rất nhiều tôm. Ra khơi cách bờ chừng 4 hải lý, lặn ở độ sâu vài sải tay là săn được tôm”.
Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, tôm nhí thường trú ẩn ở những nơi có rạn đá ngầm, nguồn nước giao thoa giữa mặn và ngọt. Anh Nguyễn Thuận, chia sẻ: “Tìm bắt con tôm không hề đơn giản. Trên ghe nóng hừng hực, lặn xuống dưới thì lạnh buốt vì vậy đòi hỏi ngư dân phải có sức khỏe tốt.
Phát hiện tôm nhí gần như tụi tui nín thở. Từng động tác để dụ tôm nhí “dính” bẫy phải xử lý cho thành thục, gọn ghẽ. Nếu không con tôm phát hiện có tiếng động nhẹ, một phát búng mạnh đi nơi khác là coi như thành quả săn tìm cũng tan theo bọt biển”.
Ông Nguyễn Quốc Vương - Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết: “Trước Tết ngư dân gấp gáp sắm sửa tàu ghe vươn khơi nhưng đều thua lỗ vì không đánh bắt được tôm.
Tuy nhiên, đến cuối mùa tôm “quần tụ” về nhiều, ngư dân “trúng mánh” thu về lãi cao. Hiện nay chưa có ai nhân giống, lai tạo được tôm nhí vì thế mà với ngư dân ví von tôm nhí là “lộc” của mẹ biển ban tặng cho họ. Nghề này mang lại cuộc sống khấm khá cho người dân chúng tôi”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, sản lượng thủy sản ngư dân Bình Định khai thác được trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 78.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá ngừ đại dương đạt gần 5.000 tấn, tăng 6,6%. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng ngư dân không vui vì chi phí đầu vào đang ở mức cao, trong khi giá sản phẩm giảm mạnh.

Hiện giá nấm sò đang được các thương lái mua với giá 7 ngàn đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ), giá nấm mèo dao động từ 50-55 ngàn đồng/kg (giảm 20.000 đồng/kg). Nguyên nhân do thị trường xuất khẩu là Trung Quốc giảm nhập hàng. Với giá bán này, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, người trồng nấm lỗ hoặc chỉ huề vốn.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao các sở ngành, địa phương triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.