Ngọt ngào hồng xiêm nếp

Chị Lan cho biết: “Hơn 7 năm trước, vợ chồng tôi mua loại quả này ở tỉnh Hải Dương về giao buôn ở chợ Thương (TP Bắc Giang). Thấy hồng xiêm cho thu nhập cao nên tôi tìm cách học hỏi kinh nghiệm, mua cây giống về trồng, hiện tại có 50 cây”. Hồng xiêm nếp quả nhỏ và dài, vị ngọt sắc, thơm, cùi chắc, có màu hồng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây sai quả, không bị sâu bệnh, mẫu mã đẹp, dễ bán.
Hiện, gia đình chị đã bán hơn 2 tấn quả, giá 20-25 nghìn đồng/kg, thu hơn 40 triệu đồng, từ giờ đến cuối vụ còn khoảng 3 tấn nữa.
Theo chị Lan, hồng xiêm có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2-3 (dương lịch). Trồng xen các cây họ đậu, một số loại rau để tăng thu nhập đồng thời giúp che phủ, cải tạo đất và chống cỏ dại. Hồng xiêm có tán rộng nên không trồng dày. Để cho năng suất cao, trồng hàng cách hàng 5-8 m, cây cách cây 5-7 m. Khi cây lên cao được 60-80 cm bấm ngọn để cây sinh cành.
Sau vụ thu hoạch cắt tỉa những cành vượt, cành tăm hoặc bị sâu bệnh. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả bón bổ sung phân chuồng ủ mục với lượng 30-50kg/gốc… Hồng xiêm hay bị sâu tiện vỏ gây hại vì vậy phải thường xuyên theo dõi để chủ động phòng chống. Khi phát hiện có sâu, dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí bị hại, lấy que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để tiêu diệt chúng.
Từ mô hình hồng xiêm nếp cho thu nhập cao của chị Lan, nhiều gia đình trong thôn đã học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Một số hộ như ông Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Nhung… có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm từ loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.

Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.

Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.