Ngọt ngào hồng xiêm nếp

Chị Lan cho biết: “Hơn 7 năm trước, vợ chồng tôi mua loại quả này ở tỉnh Hải Dương về giao buôn ở chợ Thương (TP Bắc Giang). Thấy hồng xiêm cho thu nhập cao nên tôi tìm cách học hỏi kinh nghiệm, mua cây giống về trồng, hiện tại có 50 cây”. Hồng xiêm nếp quả nhỏ và dài, vị ngọt sắc, thơm, cùi chắc, có màu hồng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây sai quả, không bị sâu bệnh, mẫu mã đẹp, dễ bán.
Hiện, gia đình chị đã bán hơn 2 tấn quả, giá 20-25 nghìn đồng/kg, thu hơn 40 triệu đồng, từ giờ đến cuối vụ còn khoảng 3 tấn nữa.
Theo chị Lan, hồng xiêm có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2-3 (dương lịch). Trồng xen các cây họ đậu, một số loại rau để tăng thu nhập đồng thời giúp che phủ, cải tạo đất và chống cỏ dại. Hồng xiêm có tán rộng nên không trồng dày. Để cho năng suất cao, trồng hàng cách hàng 5-8 m, cây cách cây 5-7 m. Khi cây lên cao được 60-80 cm bấm ngọn để cây sinh cành.
Sau vụ thu hoạch cắt tỉa những cành vượt, cành tăm hoặc bị sâu bệnh. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả bón bổ sung phân chuồng ủ mục với lượng 30-50kg/gốc… Hồng xiêm hay bị sâu tiện vỏ gây hại vì vậy phải thường xuyên theo dõi để chủ động phòng chống. Khi phát hiện có sâu, dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí bị hại, lấy que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để tiêu diệt chúng.
Từ mô hình hồng xiêm nếp cho thu nhập cao của chị Lan, nhiều gia đình trong thôn đã học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Một số hộ như ông Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Nhung… có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm từ loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.