Ngon Ăn Như Bưởi Da Xanh

Với giá bán hiện tại trên 30.000 đồng/kg bưởi da xanh, nhiều hộ nông dân tại huyện Châu Thành (Bến Tre) đã có thu nhập rất cao từ vườn bưởi cho năng suất trên 20 tấn/ha…
Chúng tôi đến thăm vườn bưởi da xanh của nông dân Đào Văn Minh (ngụ ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành), người đã trồng hơn 8.000 m2 bưởi da xanh từ năm 2.000 đến nay.
Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.
Thời điểm này trong xã đã có hàng chục hộ trồng bưởi da xanh, vì thế bên Trung tâm Khuyến nông tỉnh gợi ý nên thành lập tổ liên kết trồng bưởi để vừa có tư cách pháp nhân khi nhận chuyển giao tiến bộ khoa học, vừa bảo vệ được quyền lợi về giá bán khi thu hoạch.
Vậy là tổ liên kết trồng bưởi da xanh Phú Hoà đầu tiên của xã Quới Sơn được thành lập với 34 hộ và nay đã lên đến 85 hộ với diện tích 47,6 ha.
Bưởi do cơ sở Hương Miền Tây thu mua đã XK đến nhiều nước như Đức, Canada, Hà Lan, Ukraina, đồng thời tiềm năng XK đến các khách hàng mới như Nga, Pháp, Trung Đông là rất lớn. Tuy nhiên, lượng bưởi trồng theo tiêu chuẩn VietGap chưa nhiều, sản lượng bưởi cung cấp mới chỉ đáp ứng được 1/10 năng lực kho lạnh của cơ sở này, vì thế tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Anh Hai So ở ấp Quới Hoà Tây trồng gần 1 ha bưởi da xanh cho biết, trước đây anh cũng đã từng trồng nhãn. Nếu so với nhãn thì bưởi da xanh ưu thế vượt trội hơn nhiều, 1 ha nhãn nếu được mùa được giá thu về chỉ khoảng 100 triệu đồng, trong lúc 1 ha bưởi thu cao gấp 5 – 6 lần.
Đã vậy bưởi lại cho thu hoạch quanh năm, thu hái đến đâu cơ sở Hương Miền Tây mua hết đến đó, không còn lo tư thương chèn ép giá. Anh Hai So là một trong 3 nông dân của xã Quới Sơn được đề nghị là nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương vì đã mấy năm liền anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Năm 2010 các tổ viên của tổ liên kết được tập huấn về tiêu chuẩn VietGAP từ Viện Cây ăn quả miền Nam. Đó cũng là lúc cơ sở thu mua bưởi da xanh Hương Miền Tây được nhận tiêu chuẩn VietGAP và tổ chức kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường với tổ liên kết Phú Hoà.
Từ đó đến nay việc kí kết này vẫn được duy trì phát triển. Năm 2013, cơ sở Hương Miền Tây hợp đồng tiêu thụ cho tổ liên kết Phú Hoà được 350 tấn bưởi các loại và năm 2014 đã kí tiêu thụ được 400 tấn.
Hiện giá bưởi được cơ sở Hương Miền Tây bao tiêu 32.000 đồng/kg, với năng suất trung bình 20 tấn/ha, nông dân trồng bưởi da xanh thu về tới 640 triệu đồng mỗi ha, trừ chi phí đầu tư người trồng có lãi “khủng” từ 400 - 500 triệu đồng/ha.
Tính đến nay, cơ sở Hương Miền Tây đã kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên nguyên tắc với 27 tổ liên kết trồng bưởi da xanh của 9 xã trong tỉnh Bến Tre.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.